Thường xuyên lạm dụng đồ ăn đóng hộp có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột
Lựa chọn thực phẩm đóng hộp đã trở thành thói quen của đại đa số gia đình nhất là những gia đình có con trong độ tuổi đi học bởi tính nhanh gọn, kip thời. Tuy nhiên việc thường xuyên lạm dụng đồ ăn đóng hộp có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột bởi các chất phụ gia thực phẩm nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thế kỷ 20, sự phát triển vượt bậc của công nghiệp chế biến thực phẩm đã cho ra đời nhiều phụ gia thực phẩm gồm cả tự nhiên và nhân tạo. Đây là những chất được trộn thêm vào thức ăn hoặc đồ uống để bảo quản khỏi bị hư thối, kéo dài thời gian được lâu hơn mà không làm thay đổi chất lượng và hương vị của sản phẩm. Một số chất phụ gia có tác dụng giòn, màu sắc hoặc mùi vị thích hợp được sử dụng trong các sản phẩm đóng hộp… Tuy nhiên nếu sử dụng phụ gia thực phẩm quá liều lượng, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Các chuyên gia lý giải nguyên nhân khiến thực phẩm đóng hộp gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột bởi quy trình đóng hộp thường chứa chất làm ngọt nhân tạo (xylitol), loại chất này được cho là làm tăng số lượng vi khuẩn có hại đến đường ruột.
Xylitol là một chất tạo ngọt thay thế đường với nhiều lợi ích, đặc biệt là ít calo, thân thiện với răng và có chỉ số đường huyết thấp. Xylitol có nguồn gốc tự nhiên và thường được sản xuất từ nguyên liệu thực vật. Mặc dù an toàn khi sử dụng ở mức độ vừa phải, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều xylitol có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa. Do đó các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên lạm dụng phụ gia thực phẩm chế biến sẵn cho người già và trẻ nhỏ có hệ tiêu hoá kém.
Đa dạng các chủng loại phụ gia thực phẩm
Thực tế hiện nay cho thấy các quán đồ ăn, đồ uống bày bán trên vỉa hè với những màu sắc bắt mắt, hương thơm vô cùng hấp dẫn. Để làm được điều này nhiều chủ quán đã sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản, chất tạo mùi không rõ nguồn gốc.
Trên thị trường, các loại hương liệu, phụ gia rất đa dạng tồn tại dưới dạng bột, viên hoặc nước. Chỉ cần có nhu cầu, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua các chất phụ gia này. Tuy nhiên trong số sản phẩm nhập khẩu, chỉ một số ít là hàng nhập khẩu chính ngạch, còn lại là nhập lậu do đó việc xuất hiện hàng loạt chất phụ gia thực phẩm trôi nổi, không hóa đơn chứng từ, không được kiểm định chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm ở Việt Nam.
Ngoài ra, rất nhiều trường hợp sử dụng phụ gia thực phẩm để làm giả thực phẩm như biến thịt trâu thành thịt bò, thịt lợn thành thịt bò…Thậm chí một số tỉnh thành người dân còn cho thêm chất sodium metalbisulfite – một loại phụ gia thực phẩm chỉ được sử dụng trong nhóm rau quả, tinh bột, không được phép dùng trong sản phẩm thịt, gây nguy hại cho người dùng.
Cảnh báo về những ảnh hưởng từ phụ gia thực phẩm đến sức khoẻ, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius Commission – CAC) cho biết phụ gia thực phẩm là chất có thể có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được bổ sung vào thực phẩm nhằm phục vụ chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm hoặc cải thiện kết cấu, đặc tính kỹ thuật của thực phẩm. Do đó người dân cần sử dụng phụ gia thực phẩm đúng loại, đúng liều lượng sẽ có tác dụng tích cực tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng, giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng. Ngược lại, sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, không đúng chủng loại, nhất là những phụ gia không được phép dùng trong thực phẩm sẽ gây hại cho sức khỏe như ngộ độc cấp tính khi dùng quá liều cho phép; ngộ độc mạn tính khi dùng liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên, liên tục…Một số phụ gia thực phẩm tích lũy trong cơ thể sẽ gây tổn thương lâu dài gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, gây tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mạn tính thậm chí có nguy cơ hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, gây quái thai ở phụ nữ mang thai…
Từ những phân tích trên, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên lạm dụng thực phẩm đóng hộp trong chế độ ăn để bảo vệ sức khoẻ mà cần đa dạng hoá các món ăn. Khi sử dụng các phụ gia thực phẩm trong quá trình chế biến đồ ăn cần mua loại đạt chuẩn, sản xuất dưới các điều kiện thực hành sản xuất tốt, được chế biến và xử lý như một thành phần thực phẩm thông qua việc sản xuất, bảo quản, vận chuyển và xử lý theo GMP.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cải thiện vi sinh vật đường ruột giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích (IBS)
Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột
Chế độ ăn dựa trên thực vật duy trì đường ruột khỏe
Rối loạn tiêu hóa: chế độ ăn, thực phẩm tốt cho sức khỏe đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột lão hoá theo thời gian và giải pháp
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…