“Công trình của chúng tôi thách thức các lý thuyết về sinh sản tồn tại từ năm 1827 rằng động vật có vú chỉ được sinh ra nếu trứng thụ tinh với tinh trùng”, tiến sĩ Tony Perry đứng đầu nghiên cứu nói. Theo Medical Daily, ông cùng đồng nghiệp từ khoa Sinh vật hóa học thuộc Đại học Bath (Anh) đã thành công trong việc tạo ra lứa chuột bạch khỏe mạnh từ trứng không thụ tinh. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm phương thức sinh sản này.
|
Ảnh: SPL. |
Để thực hiện công trình, các nhà khoa học tiêm hóa chất vào trứng chưa thụ tinh để biến nó thành một phôi thai “giả”, tương đối giống các tế bào bình thường như tế bào da ở cách phân chia và kiểm soát ADN. Phôi thai “giả” này sau đó được tiêm thêm tinh trùng rồi đặt vào cơ thể chuột cái. Lứa chuột con chào đời với sức khỏe và tuổi thọ hoàn toàn bình thường. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là một trên 4.
“Nhiều khả năng trong tương lai, chúng ta có thể kết hợp một tế bào bình thường với tinh trùng để tạo ra phôi thai”, tiến sĩ Perry dự đoán. Nói cách khác, hai người đàn ông có thể sinh con bằng cách người này cho tế bào còn người kia cho tinh trùng.
Dù vẫn đang dừng lại ở mức thí nghiệm trên chuột, các chuyên gia nhận định công trình trên đem đến hy vọng điều trị vô sinh và duy trì nòi giống cho các loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Minh Nguyên
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…