Khuyến cáo

Ký hiệu viết tắt trong hướng dẫn các cách dùng thuốc

Trong y học, ở cả việc kê đơn cũng như trao đổi thông tin giữa các nhân viên y tế thì nhiều thuật ngữ được viết tắt bằng các chữ cái đầu của tiếng Anh hay tiếng Latin rất thường được sử dụng.

Trong đó các đường dùng thuốc là những thuật ngữ thường xuyên được sử dụng nhất như ký hiệu của tiêm tĩnh mạch (IV). Vì vậy việc hiểu được các ký hiệu viết tắt này không chỉ giúp việc trao đổi thông tin được thuận tiện mà còn tiết kiệm được thời gian của những người thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe.

1. Ký hiệu viết tắt đối với các đường dùng thuốc

Các ký hiệu viết tắt của đường dùng thuốc sẽ gồm các ký hiệu sau:

AAA: Apply to affected area (thuốc dùng cho phần bị ảnh hưởng)

AD: Right ear (ký hiệu tai trái); AS: left ear (ký hiệu tai phải); AU: each ear (ký hiệu dùng cho cả hai tai)

Garg: Gargle (ký hiệu thuốc súc miệng, họng)

ID: Intradermal (ký hiệu tiêm trong da)

IJ: Injection (ký hiệu thuốc tiêm)

IM: Intramuscular (ký hiệu tiêm bắp)

IN: Intranasal (ký hiệu thuốc dùng trong mũi)

Inf: Infusion (ký hiệu truyền dịch)

Instill: Instillation (ký hiệu thuốc dùng nhỏ giọt)

IP: Intraperitoneal (ký hiệu thuốc dùng trong màng bụng)

IV: Intravenous (ký hiệu tiêm tĩnh mạch)

NGT: Nasogastric tube (ký hiệu đường dùng bằng ống thông mũi dạ dày)

OD: Right eye (mắt phải); OS: Left eye (mắt trái); OU: both eye (cả hai mắt)

Per os/ PO: By mouth or orally (ký hiệu đường uống)

PR: Per the rectum (ký hiệu đường trực tràng)

PV: Per the vagina (ký hiệu đường âm đạo)

SL: Sublingual, under the tongue (ký hiệu đường dưới lưỡi)

SQ/SC: Subcutaneously (ký hiệu tiêm dưới da).

Bổ sung thuốc dự phòng thiếu sắt

Ký hiệu thuốc sử dụng đường uống là Per os/ PO (By mouth or orally)

banner image

2. Ký hiệu viết tắt đối với cách dùng thuốc

Khi đưa ra y lệnh, ngoài những thông tin về tên thuốc, đường dùng có các thuật ngữ viết tắt thì bác sĩ hay đưa ra cách sử dụng thuốc cũng có những cách viết tắt quy ước quốc tế như sau:

a.c: Before the meal (dùng trước bữa ăn)

b.i.d: Twice a day (dùng hai lần một ngày)

gtt: Drops (sử dụng bằng các nhỏ giọt)

p.c: After meals (dùng sau bữa ăn)

p.o: By mouth, orally (dùng đường uống)

q.d: Once a day (dùng một lần mỗi ngày)

t.i.d: Three times a day (dùng 3 lần mỗi ngày)

q.i.d: Four times a day (dùng 4 lần mỗi ngày)

q.h: Every hour (dùng mỗi giờ)

q.2h: Every 2 hours (dùng mỗi 2 giờ)

q.3h: Every 3 hours (dùng mỗi 3 giờ)

q.4h: Every 4 hours (dùng mỗi 4 giờ).

Như vậy có thể thấy rằng sẽ có sự khác nhau cơ bản giữa ký hiệu q và id đó là:

q (q.1h. q.2h, …): Là ký hiệu đòi hỏi phải có khoảng cách chính xác về thời gian giữa những lần sử dụng thuốc ví dụ như ở trường hợp q.6h nếu thuốc tiêm lần 1 lúc 6 giờ thì bệnh nhân phải được tiêm lần 2 lúc 12 giờ

i.d (b.i.d, t.i.d, …): Là ký hiệu không đòi hỏi khoảng cách chính xác về thời gian mà chỉ cần đủ số lần sử dụng thuốc là được như uống thuốc vào các bữa sáng, trưa, chiều, tối.

Hiện nay trong đơn thuốc các bác sĩ đã viết rõ chi tiết hướng dẫn cách dùng cho bệnh nhân dễ hiểu hơn, việc sử dụng các từ viết tắt hầu như chỉ còn tồn tại trong các nghiên cứu khoa học, báo cáo hội nghị.

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược ạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

3 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

1 day ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

3 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

3 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

3 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

5 days ago