Categories: Thuốc

Kinh nghiệm dân gian chữa viêm tinh hoàn

Thời kỳ ủ bệnh của viêm tinh hoàn rất mờ nhạt. Triệu chứng nghèo nàn và thầm kín, không có biểu hiện rầm rộ. Đến khi bệnh ở giai đoạn toàn phát, bố mẹ của trẻ mới phát hiện ra.

Thời kỳ ủ bệnh của viêm tinh hoàn rất mờ nhạt. Triệu chứng nghèo nàn và thầm kín, không có biểu hiện rầm rộ. Đến khi bệnh ở giai đoạn toàn phát, bố mẹ của trẻ mới phát hiện ra.

Tinh hoàn của bé bị sưng to, có khi một bên, có khi cả hai bên. Sờ vào thấy rắn chắc, đau ít, có nhiều trường hợp chỉ đau thoáng qua. Bé giảm vận động, toàn thân mệt mỏi. Thường là không sốt hoặc sốt nhẹ, ăn ít, tiểu ít.

Nguyên nhân gây bệnh: Do bị nhiễm hàn thấp.

Nguyên tắc điều trị: ôn trung tán hàn, chống viêm, trừ thấp.

Có thể chọn một trong các bài thuốc dưới đây.

Bài 1: Bạch linh 6g, ngải diệp 10g, xa tiền 8g, đinh lăng 10g, ngũ gia bì 10g, quế 4g, thiên niên kiện 4g, thổ linh 10g, cam thảo 5g. Đổ nước 250ml, sắc lấy 150ml. Chia 4 phần, ngày uống 3 phần, tối 1 phần (uống nóng).

Bài 2: Lệ chi 10g, bạch linh 8g, biển đậu 10g, hoài sơn 10g, cẩu tích 8g, thỏ ty tử 8g, trần bì 8g, quế 4g, ngải diệp 10g, nam tục đọan 10g. Đổ nước 300ml, sắc lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 3: Tơ hồng xanh 12g, hạ khô thảo 10g, ngũ vị 5g, thảo quả 4g, quế 4g, thiên niên kiện 6g, đinh lăng 10g, trần bì 8g, ngải dịêp (sao) 10g, lệ chi (sao vàng) 8g, chích thảo 10g, sinh khương 2g. Đổ nước 300ml, sắc lấy 150ml. Chia 3 lần uống trong ngày (uống nóng).

Công dụng: Ôn bổ dương khí, tiêu viêm, tán hàn.

Trong bài: quế, thiên niên kiện, trần bì, thảo quả, ngải diệp ôn dương, tán hàn, lệ chi, hạ khô thảo. Tiêu viêm trừ thấp: chích thảo, sinh khương, tiêu độc cùng với đinh lăng. Lưu thông huyết mạch, lợi niệu, khai thông bĩ trệ.

Ngoài ra, trong dân gian có một số bài thuốc hay đã được sử dụng để điều trị chứng bệnh này:

– Củ xương bồ giã dập cùng với đậu đen. Trộn vào một ít giấm thanh, sao nóng, dùng miếng vải gói lại, chườm tại chỗ và vùng từ rốn trở xuống tới hạ bộ.

– Vỏ cây vải, vỏ cây nhãn, vỏ cây gạo mỗi thứ 12g; bồ công anh, 15g, trần bì 10g. Sắc nước uống trong ngày.

– Ngũ gia bì 12g, bạch linh 8g, xa tiền 10g, cao lương khương 6g, tất bát 6g, cây vòi voi 8g. Sắc uống trong ngày.

– Bạch truật, bạch linh, hoài sơn, liên nhục, lệ chi, biển đậu, hoa hồi, quế, cam thảo mỗi vị 200g. Các vị tán thành bột mịn, luyện mật ong làm viên hoàn bằng hạt đậu tương. Ngày uống 2 – 3 lần. Uống với nước còn ấm.

Phòng bệnh:

Cho trẻ ăn uống đầy đủ, nơi ở cần thông thoáng. Tránh ẩm thấp, giữ ấm toàn thân. Không tắm nước lạnh.

Trong thời gian điều trị cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động.

Không ăn những đồ sống, lạnh, không dùng nước đá.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago