Kính áp tròng là một loại kính đeo được đặt trực tiếp lên con ngươi thay vì sử dụng gọng kính. Kính áp tròng đã được thử nghiệm trên thỏ và sau đó dùng cho người. Muốn sử dụng kính áp tròng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy đinh về vệ sinh và bảo vệ kính.
Nếu không được giữ vệ sinh cẩn thận, kính áp tròng có thể là tác nhân gây nấm mắt hoặc tổn thương giác mạc. Bản thân các dung dịch để rửa kính cũng có thể là tác nhân gây nhiễm trùng nếu người dùng không tuân thủ các quy tắc vệ sinh đặc biệt.
Sử dụng kính áp tròng
Trường hợp Jacqueline Stone – giáo viên trợ giảng môn Toán là một ví dụ điển hình. Để thuận tiện hơn trong quá trình giảng dạy cũng như hợp thời trang trước học sinh, cô đã quyết định sử dụng kính áp tròng. Vì chủ quan, cô Jacqueline đã vội vàng mua kính áp tròng có tên Focus Dailies All-Day Comfort trên trang web Lenstore.co.uk. Do mỗi lúc mắt càng mờ, rất vướng nên cô tìm đến bác sĩ thăm khám. Nhưng sau đó, cô không cảm thấy mắt mình dễ chịu chút nào, mà ngày càng trầm trọng.
“Một túi mủ trắng đã hình thành trong đồng tử và vỡ ra, chia tách phần nhãn cầu của tôi. Lúc đó, tôi đã hét lên và đứa con trai 15 tuổi Charlie đã gọi cứu thương. Dù được uống Morphine, nhưng vẫn tôi vẫn rất đau đớn. Từng trải qua hai lần sinh nở, nhưng không nỗi đau nào bằng lần này, như có con bọ gặm nhấm trong mắt”, cô Jacqueline nhớ lại giây phút kinh hoàng.
Một tháng sau, cô được chuyển đến Bệnh viện Addenbrooke, Cambridge – nơi chẩn đoán cô nhiễm nấm Fusarium từ kính áp tròng. (Fusarium là một loại nấm nếu xâm nhập vào mắt người sẽ gây nhiễm trùng nghiêm trọng . Loại nấm này có thể ảnh hưởng đến giác mạc, phần ngoài cùng của mắt và gây mù lòa. Triệu chứng mắc bệnh gồm: mờ mắt, chảy nước mắt, sưng mắt, đau đớn và nhạy cảm với ánh sáng). Loại nấm này đã “ăn” xuyên qua 3 lớp tế bào mắt và 70 dây thần kinh.
Sau khi trải qua 22 ca phẫu thuật, các bác sĩ buộc phải bỏ mắt trái của Jacqueline. Cô nói: “Nếu không, nó sẽ giết tôi. Giờ tôi rất sợ vi khuẩn trở lại mỗi khi sức khỏe kém”
Kính áp tròng phá hỏng đôi mắt
Hiện nay, ở Việt Nam, khi gõ cụm từ “kính áp tròng” lên google có 234.000 kết quả chỉ trong vòng 0,26 giây, trong đó gồm: những thông tin liên quan đến loại kính này và rất nhiều trang web rao bán với “mẫu mã mới, giá khuyến mãi, uy tín”.
Theo khảo sát, kính áp tròng có khá nhiều loại, theo đó mà giá cả cũng khác nhau. Có những cặp kính dùng một lần chỉ có giá khoảng 30.000 đồng, còn trung bình thì các cặp kính áp tròng dao động trong khoảng 100.000-400.000 đồng.
Màu sắc của các cặp kính áp tròng thì vô cùng phong phú, “biến tấu” với đủ màu sắc rực rỡ: tím, xanh lá cây, nâu, đỏ, nâu đen… và đặc biệt nhất là những mắt kính với kiểu dáng rất lạ: Hình trái tim, mặt trời, viên đạn, đôla… Nhưng ấn tượng nhất là những hình thù kỳ dị như mắt thú màu vàng, quỷ màu đỏ, mắt hình mạng nhện… Phần lớn người có nhu cầu sử dụng không cần đo kính, không quan tâm xuất xứ ra sao, chất lượng thế nào, liều mình tân trang cho “cửa sổ tâm hồn” mình một cách vô tội vạ và bất cẩn.
Sử dụng kính áp tròng màu xanh nước biển
Một số bạn trẻ không bị cận nhưng cũng là tín đồ của kính áp tròng, thậm chí họ còn cho rằng tự tin hơn hẳn khi sử dụng loại mắt kính này. Nhưng cũng nhiều người không biết rằng mình đã bị tổn thương giác mạc vì sử dụng kính kém chất lượng.
Kính áp tròng có thể gây mù
Nghiên cứu mới cho thấy, tại miền nam nước Anh, những người đeo kính áp tròng hay bị một bệnh nhiễm trùng có thể gây mù mắt nhiều hơn 9 lần so với người đeo kính ở vùng khác. Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt giữa các vùng chính là sự chênh lệch độ cứng của nước máy.
Kết luận này được các bác sĩ tại Viện Mắt Moorfields ở London đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ viêm giác mạc do amíp có gai (AK) trên toàn bộ nước Anh và xứ Wales từ 1997-1999. AK là một căn bệnh hiếm gặp, với các biểu hiện đau và kích thích ở mắt; trường hợp nặng có thể gây mất thị giác vĩnh viễn. Người dùng kính nhiễm bệnh do không khử trùng kính đúng cách hoặc đeo nó cả khi đi bơi hoặc tắm vòi sen.
Theo các tác giả, hàm lượng lớn canxi trong nước cứng tạo điều kiện cho amíp có gai phát triển. Bệnh nhiễm trùng xuất hiện khi người sử dụng để nước máy tiếp xúc với kính áp tròng khi bảo quản chúng hoặc khi tắm. Những kính áp tròng mềm đeo trong khoảng thời gian 1 tuần – 1 tháng có nguy cơ cao nhất.
Nhóm nghiên cứu cho biết, tuy nguy cơ nhiễm bệnh AK còn rất thấp, người dùng vẫn phải cẩn thận khi khử trùng kính và tránh để nó tiếp xúc với nước máy. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Nhãn khoa Anh số mới nhất.
Trào lưu đeo kính màu áp tròng của các bạn trẻ hiện nay gây ảnh hưởng đến mắt vì các loại kính áp tròng chủ yếu là hàng trôi nổi, không cơ quan chuyên môn nào thẩm định. Để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, chúng tôi sẽ bật mí những nguyên tắc khi dùng loại kính này, giúp những tín đồ trung thành với kính áp tròng bảo vệ đôi “mắt ngọc” luôn khỏe mạnh.
Sáu nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng:
Nhỏ mắt từ 6 đến 8 lần khi đeo kính từ 10h đến 12h.
Ngâm kính, rửa kính, sử dụng dung dịch rửa kính theo tiêu chuẩn nhà sản xuất hoặc theo đúng lời khuyên bác sĩ.
Nên sử dụng dung dịch rửa theo hai bước nhằm giảm thiểu ký sinh trùng acanthamoeba.
Vệ sinh bàn tay sạch khi tháo lắp kính, kiểm tra mắt kính còn trong bao bì,còn hạn dùng và có bị biến dạng hay không.
Vệ sinh hộp đựng kính (áp dụng cho kính dùng dài ngày)
Thay hộp mới theo quy định hãng sản xuất hoặc 4 tuần 1 lần.
7 bước khi đeo kính áp tròng:
Lắc nhẹ hộp có chứa kính áp tròng và dung dịch bảo vệ để làm giãn kính (không dùng tay kéo dãn kính)
Trượt nhẹ kính ra khỏi hộp và để trên lòng bàn tay, rửa qua bằng dung dịch rửa đạt tiêu chuẩn.
Đặt kính lên đầu ngón tay giữa, ngón tay này phải khô.
Dùng các ngón tay của bàn tay kia để banh rộng mi mắt trên và mi mắt dưới.
Đặt kính vào mắt trong lúc giữ mắt bạn nhìn lên trên hoặc nhìn thẳng, nhìn thật thoải mái.
Nhẹ nhàng nhắm mắt lại, điều khiển mắt xoay tròn một vòng để cố định kính và chớp nhẹ mắt.
Kiểm tra để chắc rằng kính đã nằm đúng vị trí trung tâm của mắt.
Các bước tháo kính áp tròng:
Đưa mắt nhìn lên trên hoặc sang bên đồng thời dùng tay đẩy mi trên lên và mi dưới xuống.
Dùng một ngón tay của bàn tay kia di nhẹ kính ra phần màu trắng của mắt, nhẹ nhàng dùng ngón trỏ và ngón cái nhấc nhẹ kính áp tròng ra khỏi mắt.
Khuyến cáo:
Dù có một đôi mắt khỏe, việc sử dụng kính áp tròng cũng cần rất thận trọng. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi của nước ta, việc đeo kính áp tròng có thể gây nhiều nguy cơ, có thể khiến mắt người dùng bị khô, đỏ, cảm giác vướng, viêm loét, nhiễm khuẩn… Do vậy, nếu không cần thiết, bạn không nên đeo kính áp tròng.
Nên sử dụng kính áp tròng khi thật cần thiết và xen kẽ giữa kính áp tròng và kính gọng để đôi mắt được nghỉ ngơi, đủ dinh dưỡng.
Tổng hợp
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…