Mang thai

Kiểm soát bệnh tiểu đường trong thai kỳ thế nào cho đúng

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loại lượng đường trong máu chỉ xảy ra trong thời gian mang thai, bệnh sẽ dần dần mất đi sau khi sinh xong. Nếu người bị tiểu đường thai kỳ lần đầu thì tình trạng này sẽ quay lại trong lần mang thai thứ hai.

Trước khi sử dụng insulin trong điều trị bệnh tiểu đường, cơ hội thụ thai ở những người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong độ tuổi sinh đẻ là rất nhỏ. Sau khi insulin ra đời, tình hình này đã được thay đổi nhiều nhưng bệnh tiểu đường kết hợp cùng với thai nghén gây ra những mối hiểm nguy tồn tại đối với bà mẹ và thai nhi.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, trong thời gian mang thai và insulin sinh nở, do quá trình trao đổi chất biến đổi phức tạp nên rất khó kiểm soát bệnh. Lượng chịu đường của người bệnh lúc cao lúc thấp, dẫn đến nhu cầu về insulin cũng thay đổi theo. Vì vậy, nếu không chữa trị cẩn thận, bà mẹ mang thai và sản phụ sẽ thường bị trúng độc axit. Ngoài ra tỷ lệ dị hình ở thai nhi của các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường là khá cao, tỷ lệ sống của trẻ mới sinh cũng thấp hơn trẻ bình thường. Thai nhi thường kèm theo chứng bệnh huyết insulin cao, sau khi sinh ra thường có phản ứng đường huyết thấp. Thai nhi của những người mắc bệnh thường quá lớn; 15-25% thai nhi có thể trọng lớn hơn 5000g, nội tiet trong thời gian mang thai bị rối loạn là nguyên nhân chủ yếu gây ra thai quá lớn.

Y học hiện đại đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát được bệnh tiểu đường trong thời gian thai nghén, sư phối hợp chặt chẽ của bác sỹ sản khoa, bác sỹ nội khoa và bà mẹ mang thai sẽ có thể giảm thiểu dị hình ở thai nhi và tử vong ở trẻ sơ sinh. Bà mẹ mang thai cần đi khám 1-2 tuần một lần, kiểm tra ketone và anbumin niệu, huyết áp thể trọng và huyết quản tim.

– Mức đường huyết trong máu để kết luận bà mẹ mang thai bị tiểu đường:

– Mức đường huyết được đo khi đang đói trên mức 95 mg glucose/100ml máu.

– Mức đường huyết được đo sau khi ăn khoảng 1 giờ trên mức 180 mg glucose/100ml máu.

– Mức đường huyết được đo sau khi ăn từ 2 – 4 giờ trên mức 140 mg glucose/100ml máu.

Việc ăn uống và nhu cầu insulin trong thời gian mang thai được xác định tùy theo cơ thể mỗi người. Mỗi ngày trên mỗi kg trọng lượng cơ thể cần khoảng 167.4 kjun (40kcal), với người béo thì nên ở mức thấp hơn. Lượng protein mà mỗi kg trọng lượng cơ thể cần mỗi ngày là 2g.

Trong thời gian mang thai, để bù đắp cho lượng tiểu đường quá lớn và cung cấp cho sự sinh trưởng của thai nhi, cần khá nhiều các hợp chất hydrat cacbon và lượng insulin thích hợp để đảm bảo cho quá trình sử dụng các hợp chất hydrat cacbon này

Kiểm soát đường huyết cho bà mẹ mang thai

– Thường xuyên kiểm tra định kỳ

– Uống thuốc theo hướng dẫn

– Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lý

– Có chế độ ăn uống lành mạnh

– Luyện tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose

Thường thì những người phụ nữ bị tiểu đường phải nhập viện khoảng 3 tuần trước khi sinh để tiện cho việc kiểm soát bệnh được tốt hơn, đồng thời chăm sóc và theo dõi chặt chẽ đối với thai nhi.

Kiểm soát bệnh tiểu đường trong thai kỳ thế nào cho đúng

Bài liên quan: Sinh ngồi liệu có đỡ đau hơn?

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

8 hours ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

10 hours ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

1 day ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

2 days ago

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống, tập luyện lên hệ vi sinh đường ruột khi cơ thể bị lão hóa

Hệ vi sinh đường ruột chứa rất nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật…

2 days ago

Tập thể dục giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột như nào

Các nhà nghiên cứu cho biết họ nhận thấy những thay đổi trong hệ vi…

3 days ago