Categories: Sức khoẻ

Không dừng những hành động này, chưa già đã nghễnh ngãng như cụ già 80

Tai là một trong cơ quan quan trọng của cơ thể chúng ta. Để giữ gìn đôi tai khỏe mạnh, bạn hãy từ bỏ những sai lầm dưới đây.

1. Dùng tai nghe để nhạc quá lớn

Nghe nhạc quá lớn và đeo tai nghe trong thời gian dài có thể làm thủng màng nhĩ của bạn. Ngoài ra, bạn có thể gặp nhiều vấn đề về thần kinh, nhiễm trùng tai và mất tập trung. Thậm chí nghe nhạc lâu ở âm lượng thấp vẫn gây đau đầu và gây suy giảm thính lực.

2. Thường xuyên làm sạch tai

Vệ sinh tai quá nhiều cũng có thể khiến bạn bị điếc tai vĩnh viễn. Theo các bác sĩ, tai người có cơ chế tự làm sạch. Chất dịch màu vàng có nhiệm vụ bảo vệ tai khỏi sự xâm nhập của nước, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn nấm phát triển. Do đó bạn không cần phải làm sạch tai thường xuyên.

3. Làm sạch tai bằng đồ vật nhọn

Dùng đồ vật nhọn như bút chì, que, tăm bông ngoáy tai khônglàm sạchtai mà còn bẩn hơn và gây tổn thương màng nhĩ. Ngoài ra, nó có thể gây vết bầm tím bên trong hay dẫn đến nhiễm trùng. Thay vì dùng tăm bông, bạn nên chờ tai đẩy tạp chất ra một cách tự nhiên và nhẹ nhàng dùng khăn ướt lau đi.

4. Dùng nến xông tai

Nhiều người coi nến xông tai là phương pháp loại bỏ ráy tai an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học cho thấy loại nến này có tác dụng như vậy. Thậm chí nó còn rất nguy hiểm. Sử dụng nến xông tai có thể giảm thính lực, gây bỏng dẫn đến đau dữ dội và nhiễm trùng ống tai.

5. Làm sạchtai bằng ống tiêm

Phương pháp làm sạch tai này được coi là khá an toàn. Nhưng nếu tai bạn không khô, nó có thể dẫn đến bệnh viêm tai ngoài cấp tính. Đây là bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi độ ẩm còn sót lại trong ống tai ngoài, khiến người bệnh bị ngứa, mẩn đỏ, tai bị đau và chảy dịch.

6. Tiếng ồn lớn

Những người thường xuyên phải tiếp xúc với những nơi có tiếng ồn lớn cũng phải đối mặt với nguy cơ suy giảm thính giác. Các tiếng ồn này có thể vỡ màng nhĩ hoặc gây hại cho thính giác của bạn vĩnh viễn.

Nếu không muốn bị suy giảm thính giác hay bị điếc tai bạn nên tới gặp bác sĩ tai mũi họng kiểm tra và khám đều đặn.

Ngọc Huyền – Theo Boldsky

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược ạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

7 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

1 day ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

3 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

3 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

4 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

5 days ago