Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã phát hiện mỗi liên hệ hàm lượng chất béo trong tế bào và tuổi thọ của nó. Đây có thể là lời giải thích thỏa đáng cho “nghịch lý béo phì” vốn đã trở thành một câu hỏi oái ăm cho giới khoa học trong suốt nhiều thập niên đã qua.
Nghịch lý này được hiểu như sau người ta thường cho rằng người béo phì thì có sức khỏe không tốt nhưng theo kết quả thống kê thì trớ trêu thay vẫn có nhiều người thừa cân nhưng điều đó giúp họ tránh khỏi khá nhiều chứng bệnh chết người và có tỷ lệ tử vong thấp nhất, thấp hơn cả những người có cân nặng bình thường lẫn gầy.
Thậm chí, các chuyên gia của Trung tâm kiểm soát và phòng tránh dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã từng phát hiện rằng những người thừa cân tới béo phì là những người có tỷ lệ tử vong thấp nhất. Mặc dù cũng chính nhóm người này có nguy cơ đột quỵ và một số chứng bệnh khác đe dọa cuộc sống với tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên nhiều yếu tố khác cũng ảnh hướng tới tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch của 1 người. Thêm vào đó, nhiều chuyên gia đã đặt nghi vấn về một mối liên hệ mạnh mẽ giữa cân nặng và nguy cơ mắc bệnh ở những người béo phì nặng. Chính vì thế không ít người đã phải thừa nhận nghịch lý rất rõ ràng là béo phì thì mắc bệnh, nhưng họ lại có nguy cơ tử vong thấp hơn.
Quay trở lại với nghiên cứu mới về vấn đề này, một nhóm nghiên cứu đến từ đại học Michigan đã phát hiện ra rằng những tế bào nấm men mức tăng nồng độ triacylglycerol trong tế bào chất (TAG – chất béo trung tính, thành phần chính của dầu thực vật và mỡ động vật) có thời gian tồn tại lâu hơn so với những tế bào đã được kìm hãm sự tăng về lượng của TAG. Mặc dù khoảng cách từ tế bào nấm đến tế bào con người còn rất xa, các nhà khoa học khẳng định họ đã tìm thấy một sự liên kết nhất định ở đây.
Tác giả của nghiên cứu này, phó giáo sư Min-Hao Kuo, cho biết: “Qua những phân tích chỉ số sinh học phức tạp, chúng tôi đã chứng minh được rằng sự tăng về lượng của chất béo trung tính sẽ tạo ra một cơ chế kéo dài thời gian tồn tại của tế bào ở cả tế bào nấm và tế bào con người. Mặc dù vậy, cơ chế này hoạt động như thế nào vẫn đang là một vấn đề cần giải đáp của tôi và các đồng nghiệp”.
Quá trình kiểm chứng của đội ngũ nghiên cứu được thực hiện như sau: Để tạo ra những tế bào “béo”, họ loại bỏ enzym TAG lipases – có vai trò phá vỡ cấu trúc của phân tử lipid thành những phân tử nhỏ hơn và chuyển hóa chúng thành năng lượng. Không có sự góp mặt của TAG lipases, lượng chất béo trong tế bào tăng lên rõ rêt. Chưa dừng lại ở đó, Min-Hao Kuo và đồng nghiệp tiến hành tăng lượng chất béo trong tế bào cao hơn nữa thông qua quá trình bổ sung những enzym có khả năng tổng hợp TAG.
Kết quả cho thấy những tế bào nấm men sau khi “tăng cân” có tuổi thọ cao hơn hẳn so với những “người anh em” của mình. Ngoài ra, những tế bào “béo” này không hề xuất hiện những khuyết tật về mặt sinh học và các thế hệ sau của chúng cũng tương đối khỏe mạnh. Thậm chí, chúng có khả năng kháng cự lại nhiều yếu tố môi trường khác nhau vốn có thể tiêu diệt chúng một cách dễ dàng giống như những tế bào “gầy”.
Trước đây, giới khoa học đã sử dụng 2 biện pháp khác nhau để tăng tuổi thọ tế bào là hạn chế lượng calorie hấp thụ hay xóa bỏ 1 số loại gen nhất định đều để lại những tác dụng phụ không mong muốn như tế bào chậm phát triển hoặc khó tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau. Nghiên cứu rất có thể sẽ tạo ra một luồng quan niệm mới về việc thế nào là lối sống để có tuổi thọ cao hơn bình thường.
Tham khảo ScienceAlert
Nguồn: GenK
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…