Thứ Ba, 10/05/2016 | 08:33

Mất ngủ, thiếu ngủ thực sự là một nỗi ám ảnh của dân công sở khi ngày hôm sau vẫn phải đến văn phòng làm việc với áp lực cao.

Để có một sức khỏe tốt, cơ thể con người cần được ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và có một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý. Nếu như một trong các yếu tố này bị thiếu đi, sức khỏe con người sẽ rất dễ đi vào tình trạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mệt mỏi, uể oải, rối loạn tâm lýdo thiếu ngủ

Cuộc sống hiện đại khiến con người phải căng mình đáp ứng công việc. Nhiều người vì công việc mà đã phải giảm bớt thời gian ngủ của mình để hoàn thành chỉ tiêu. Anh Tuấn Anh (Cửa Nam – Hà Nội) là kiến trúc sư nên thường xuyên phải làm việc thêm cả ban đêm mới kịp hoàn thành. Anh tâm sự: “Có những đợt, tôi chỉ ngủ 2, 3 tiếng/ngày vì công việc gấp quá, không làm không được. Nhưng sau mỗi đợt như thế, tôi thấy sức khỏe của mình giảm sút hẳn”.

Khi "cơn ác mộng" thiếu ngủ tấn công dân công sở

(Ảnh minh họa)

Cái anh Tuấn Anh cảm nhận được chỉ là đơn thuần thấy người không được bình thường chứ không biết đằng sau nó tiềm ẩn bao nhiều bệnh tật khó lường. Thiếu ngủ làm cho con người uể oải, mệt mỏi, từ đó dẫn đến hiện tượng chán ăn, hay cáu gắt… Còn nếu để tình trạng thiếu ngủ kéo dài, bạn sẽ mắc phải các bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh đau nửa đầu, nhức đầu kinh niên, thiếu máu lên não.

Ngoàimắc các bệnh nêu trên, mất ngủ còn làm cho khổ chủ rất dễ bị rối loạn tâm lý, suy giảm trí nhớ. Đây là trường hợp xảy ra với chị Thanh Huyền (Sơn Tây – Hà Nội). Làm biên tập sách thiếu nhi cho một nhà sách lớn, phải sắp xếp công việc cơ quan và việc chăm sóc con cái nên chị thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ. Những ngày chị đi làm thì vất vả cả ngày ở cơ quan, tối về lại lao vào chăm con, thậm chí có những đêm con còn quấy khóc khiến chị không có thời gian mà ngủ yên lấy vài tiếng một đêm.

Khi "cơn ác mộng" thiếu ngủ tấn công dân công sở

(Ảnh minh họa)

Đợt vừa rồi, con gái nhỏ của chị bị ngã gãy tay. Chị phải xin làm ở nhà vừa trông con vừa làm việc. Nhưng ban ngày thì chị không thể làm được vì con quấy khóc, nhõng nhẽo, chị đành phải tranh thủ làm vào ban đêm – lúc con đã ngủ cho kịp thời hạn. Chị chia sẻ: “Con cái rồi công việc lu bù, tôi đành tự điều chỉnh lại lịch làm việc của mình trong thời gian nghỉ chăm con ốm. Tôi cứ ngỡ thức đêm một thời gian chắc không saovậy mà được vài ngày tôi đã bị “đơ” hình”.

Mệt mỏi cả ngày, cộng thêm việc tiếp tục thức đêm làm việc căng thẳng khiến chị Huyền bị rối loạn tâm lý và có hiện tượng bị suy giảm trí nhớ. Đây là hậu quả của việc trí não không có thời gian nghỉ ngơi khi phải làm việc cả ngày lẫn đêm.

Thiếu ngủ dẫn đến sự suy giảm hoạt động của hệ thần kinh và não bộ. Sau một ngày làm việc căng thẳng, nếu bạn được ngủ một giấc thì cơ thể sẽ được phục hồi nhanh chóng. Còn nếu không, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, làm việc kém hiệu suất vì giảm trí nhớ và khó tập trung.

Đó là chưa kể thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến sắc diện, đặc biệt với các bạn gái. Khi thiếu ngủ, mắt của bạn sẽ lập tức xuất hiện một quầng đen, khiến gương mặt thiếu sức sống.

Khi "cơn ác mộng" thiếu ngủ tấn công dân công sở

Làm gì để chăm sóc giấc ngủ giữa áp lực của cuộc sống?

Đầu tiên, bạn cần lập cho mình một thời gian sinh hoạt hợp lý, khoa học. Từ việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể đến việc tạo ra cho mình một thời gian biểu phù hợp.

Bạn cần đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ vào sáng hôm sau.

Bạn không nên ngủ ban ngày nhiều để tránh tình trạng ngủ khó vào ban đêm.

Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích gây mất ngủ như cafe, trà…

Trước khi đi ngủ không được nghe những loại nhạc mạnh, ầm ĩ, hoặc không nên cười đùa quá mứctrước giờ đi ngủ.

Tắm nước ấm 20 phút và thư giãn là cách đưa chúng ta chìm vào giấc ngủ ngay sau đó một cách tốt nhất.

Bạn cần lưu ý đến dinh dưỡng của bữa tối, tránh tình trạng ăn uống quá nhiều chất sẽ gây khó tiêu, khó chịu cho cơ thể, từ đó gây khó ngủ.

Nếu như gặp phải tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ triền miên thì bạn hãy đi khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ có hướng điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra hoặc bệnh trở nặng, gây khó khăn cho việc điều trị.

Hạnh Vân

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook