Đông y

Khám phá điều bí ẩn của loại rau mang tên ‘rau hoàng hậu’

Ngoài rau muống, rau khoai lang luộc hay xào là món ăn được nhiều người dân ưa chuộng trong những ngày hè. Một phần vì loại rau này dễ chế biến, ngon miệng, phần khác vì hàm lượng vitamin, dinh dưỡng cao hơn rau bina, cần tây…nên loại rau này được ví là “rau hoàng hậu”… Chúng ta hãy cùng khám phá những bí ẩn của loại rau độc đáo này.

Đặc tính và những tác dụng của rau lang

Trong Đông y, rau khoai lang hay còn gọi là cam thử, phiên chử, có tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Theo đánh giá, loại rau khoai lang vàng đỏ có chứa nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.

Tương tự, nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, rau khoai lang chứa một lượng chất xơ cực lớn, lá rau chứa 1,95-1,97% chất nhựa tẩy nên có tác dụng nhuận tràng. Hàm lượng vitamin B6 ở rau lang nhiều tương đương bông cải, cà rốt, chuối. Trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước, 2,6g protid, 2,8g glucid, 1,4g xenluloza, 48mg canxi, 54mg photpho, 11mg vitamin C…

Ngoài ra, rau khoai lang còn có tác dụng trị mụn, thanh nhiệt, giải độc, quáng gà, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt, loại rau này còn có lượng dưỡng chất được đánh giá cao hơn hẳn trong củ khoai như vitamin B6, vitamin C, viboflavin…Điểm nhấn của loại rau này là chất carotenoids cao gấp 3 lần so với cà rốt thông thường và cao gấp 600 lần so với ngô tươi và khoai sọ.

Với đa tác dụng như đã phân tích ở trên, loại rau này được người dân đặt một cái tên mỹ miều ” rau hoàng hậu”

Giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh từ rau lang

Chữa táo bón, giúp nhuận tràng

Phương pháp: Rửa sạch rau khoai lang tươi rồi luộc chín. Dùng trong bữa ăn hàng ngày sẽ có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón rất tốt.

Buồn nôn, ốm nghén

Phương pháp: Sử dụng rau khoai lang làm món ăn thường xuyên như xào, luộc trong giai đoạn ốm nghén sẽ giúp giảm các triệu chứng mệt mệt mỏi do ốm nghén gây ra.

Phụ nữ bị băng huyết

Phương pháp: Lấy một lá rau khoai lang tươi đem giã nát, lấy nước cốt uống.

Phụ nữ sau sinh thiếu sữa

Phương pháp: Rửa sạch một nắm lá rau khoai lang non đem xào với thịt nạc thăn thái chỉ cho chín mềm để ăn hàng ngày.

Quáng gà

Phương pháp: Lá khoai lang non rửa sạch rồi xào với gan gà hoặc gan lợn sẽ giúp đánh bay chứng quáng gà.

Thận âm hư, đau mỏi đầu gố

Phương pháp: Sử dụng lá khoai lang non 30g, mai rùa 20g, đem sắc lấy nước uống hàng ngày.

Ngoài những tác dụng trên, đối với những trường hợp bị nóng trong, ăn rau khoai lang sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên tăng cường ăn rau khoai lang vì có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu cực kỳ hiệu quả, đặc biệt là loại rau khoai lang ngọn đỏ.

Khám phá điều bí ẩn của loại rau mang tên “rau hoàng hậu”

Bài liên quan: Bạn đã biết: Cỏ xước chữa đau xương khớp rất hiệu quả

Theo Health/KK & Soha.vn

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

1 hour ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

2 hours ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

2 hours ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

5 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

6 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

6 days ago