Categories: H

HYDRITE

Thay thế nước và chất điện giải mất trong các bệnh tiêu chảy cấp, nôn mửa và tiêu hao do biến dưỡng khi luyện tập nặng nhọc hay điền kinh.

UNITED LABORATORIES

Viên nén: vỉ 4 viên, hộp 25 vỉ.

Viên nén: hộp 100 viên.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên

Sodium chlorure   0,35 g

Sodium bicarbonate   0,25 g

Potassium chlorure   0,15 g

Dextrose khan   2,00 g

Na+   45 mEq

K+   10 mEq

Cl-   40 mEq

HCO3-   15 mEq

Glucose   55,5  

Công thức trên sẽ cho nồng độ chất điện giải và glucose trong dung dịch như sau:

Pha 1 viên/200 ml  Nồng độ (mEq/lít)

CHỈ ĐỊNH

Thay thế nước và chất điện giải mất trong các bệnh tiêu chảy cấp, nôn mửa và tiêu hao do biến dưỡng khi luyện tập nặng nhọc hay điền kinh.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, chỉ được áp dụng liệu pháp bù nước bằng đường uống khi liệu pháp tiêm truyền không có sẵn để thực hiện.

Cần tuân theo đúng cách pha và khối lượng dung dịch cho uống đã đề nghị. Một dung dịch loãng quá và/hoặc khối lượng cho uống ít hơn như đã đề nghị sẽ không cung cấp đầy đủ nước, các chất điện giải và glucose. Trong khi một dung dịch đậm đặc quá và một khối lượng cho uống nhiều hơn như yêu cầu có thể dẫn đến sự quá tải nước và chất điện giải đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ em còn nhỏ tuổi.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Nếu cách pha và khối lượng dung dịch cho uống được theo đúng thì không có tác dụng ngoại ý.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Viên nén pha thành dung dịch có mùi vị dễ uống.

– Hướng dẫn xác định độ mất nước và biện pháp bù nước nếu cần thiết:

 

Nếu mất nước đẳng trương, da lạnh và ẩm. Trong khi mất nước ưu trương, da ấm và nhão.

Liệu pháp bù thiếu: Bù nước trong vòng 6-8 giờ đầu tiên có mục đích bù nước và chất điện giải đã mất.

Trong giai đoạn này, nếu bệnh nhân còn uống được thì nên khuyến khích uống càng nhiều càng tốt. Nếu nhũ nhi có thể mút và đang còn bú, việc cho ăn này có thể xen kẽ với dung dịch uống, nước cháo cũng có ích để bổ sung liệu pháp bù nước sơ khởi. Liều lượng dung dịch uống hay dung dịch tiêm truyền trong liệu pháp bù thiếu có thể căn cứ trên trọng lượng cơ thể của trẻ (tính theo kg) nhân cho lượng nước (tính gần đúng theo ml) đã mất tùy theo bệnh cảnh của sự mất nước. Nếu không có cân thì theo hướng dẫn về cách tính liều dùng Hydrite. Lượng dung dịch để bù tính được sẽ được cho uống trong vòng 6-8 giờ. Nếu việc bù nước thành công trong khoảng thời gian này, mọi dấu hiệu mất nước phải biến mất trừ lượng nước tiểu cần có thời gian để bình thường trở lại.

Nếu sự mất nước được cải thiện trong vòng 6-8 giờ và tiêu chảy cũng như ói mửa ngưng lại, trẻ nên được tiếp tục điều trị tiếp theo bằng liệu pháp duy trì. Nếu còn tiêu chảy thì áp dụng biện pháp bù tích cực và tiếp tục cho đến khi ngưng tiêu chảy, sau đó dùng tiếp liệu pháp duy trì.

– Liệu pháp duy trì: Khi tiêu chảy đã ngưng và thành công trong việc thay thế nước bị mất, bệnh nhân phải tiếp tục uống đủ dung dịch. Liệu pháp duy trì giúp bù nước và chất điện giải đã mất đi qua biến dưỡng và hồi phục lại sự nuôi dưỡng và qua đó, kiểm soát tác động về dinh dưỡng do tiêu chảy. Lượng dung dịch glucose-chất điện giải để duy trì là 100 ml/kg thể trọng cho nhũ nhi và 60 ml/kg thể trọng cho trẻ em cũng như người lớn và được cho uống trong vòng 24 giờ sau khi bù nước thành công. Nên tiếp tục cho bú nếu trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ bú sữa bò thì cũng có thể cho bú lại nhưng nên giới hạn khoảng 150 ml mỗi 4 tiếng và được pha loãng với nước hoặc dung dịch glucose-chất điện giải. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy lại xuất hiện sau mỗi lần cho bú sữa bò (đặc biệt với sữa khô đã lấy bớt chất béo) thì nên tránh cho ăn loại sữa bò đó.

Cũng không nên cho ăn thức ăn rắn nếu đứa trẻ từ chối ăn hay chưa thực tỉnh táo như trong những trường hợp mất nước nghiêm trọng. Khi bệnh nhân có thể ăn được rồi thì có thể bắt đầu cho ăn thức ăn rắn như vẫn ăn lúc chưa bệnh. Ngũ cốc, chuối, rau chín, khoai tây là những nguồn năng lượng tốt. Khi bắt đầu cho ăn thức ăn rắn nên cho ăn lượng nhỏ vì ăn no sẽ kích thích tiêu chảy.

– Liệu pháp bù chủ động: Thường tiêu chảy chấm dứt sau một hai ngày nhưng có thể kéo dài hơn mặc dầu các dấu hiệu mất nước đã biến mất. Mục đích của biện pháp này là bù đắp tức khắc lượng nước và điện giải mất đi nếu có xảy ra. Liều lượng dịch uống bù đề nghị (xem bảng) áp dụng cho mọi trường hợp tiêu chảy với lượng lớn phân lỏng.

Nếu trọng lượng của bệnh nhân được theo dõi mỗi 8 giờ, trọng lượng cơ thể mất đi tương đương lượng nước mất liên tục. Lượng nước mất đi này cần được thay thế trong vòng 2 giờ với một lượng tương đương dung dịch glucose-chất điện giải để duy trì đủ nước.

– Liều lượng đề nghị và cách uống dung dịch Hydrite: Sử dụng trọng lượng của bệnh nhân để tính thể tích cần dùng. Nếu không có cân, nên theo bảng hướng dẫn liều dùng Hydrite.

– Liệu pháp bù thiếu (6-8 giờ đầu tiên): Pha 2 viên Hydrite trong 200 ml nước chín để nguội, nếu cần khối lượng lớn thì dùng số viên tỷ lệ với lượng nước (ví dụ 10 viên trong 1000 ml).

– Liệu pháp duy trì : (khi tiêu chảy và ói mửa đã ngưng sau khi áp dụng liệu pháp bù thiếu).

Pha 1 viên Hydrite trong 200 ml nước chín để nguội, nếu cần khối lượng lớn hơn, dùng số viên tỷ lệ với lượng nước (ví dụ 5 viên trong 1000 ml).

Hướng dẫn liều dùng Hydrite: (Khối lượng cho uống trong vòng 24 giờ xen kẽ với sữa mẹ, sữa bò (nếu dung nạp được), nước, nước cháo, nước quả, trà, nước thịt…).

Căn cứ trên thể trọng bệnh nhân, khối lượng cần để duy trì là:

Nhũ nhi: 100 ml/kg/ngày.

Trẻ em và người lớn: 60 ml/kg/ngày.

Nếu không có sẵn cân thì theo hướng dẫn các thể trọng gần đúng trong liệu pháp bù thiếu.

Sử dụng liều duy trì để bù nước và chất điện giải mất đi trong các trường hợp luyện tập nặng nhọc hay điền kinh.

– Liệu pháp bù chủ động: (sau khi dùng liệu pháp bù thiếu nhưng còn tiêu chảy).

Pha Hydrite như trong liệu pháp duy trì.

Hướng dẫn liều dùng Hydrite (Uống dung dịch Hydrite cho đến khi ngưng tiêu chảy, sau đó cần áp dụng bù nước duy trì).

p Liều dùng thực tế:

Nhũ nhi: 50 ml;

Trẻ em: 100 ml;

Người lớn: 200 ml.

Có thể căn cứ trên tần số đi tiêu để tính thể tích dung dịch Hydrite cần thiết để bù:

– Hoặc căn cứ trên trọng lượng mất đi (nếu theo dõi được thể trọng): Trọng lượng mất đi (ví dụ 250 g) = tình trạng mất nước; được bù bằng 250 ml dung dịch Hydrite cho uống trong vòng 2 giờ sau khi tính được trọng lượng mất.

– Điều trị phòng ngừa (dùng để bù nước và chất điện giải ngay lúc bắt đầu có tiêu chảy): theo như chỉ dẫn và liều lượng như liệu pháp bù chủ động.

Chỉ dẫn đặc biệt:

– Cần pha viên Hydrite ngay trước khi dùng. Dung dịch còn thừa nên đổ bỏ trừ khi được để trong tủ lạnh trong vòng một giờ sau khi pha. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, dung dịch Hydrite có thể được giữ để uống cho 24 giờ. không nên dùng sau thời hạn đó.

– Dùng nước nguội để pha viên Hydrite. Sau khi pha, không bao giờ đun sôi dung dịch Hydrite.

– Khi pha viên Hydrite vào nước ta được một dung dịch đục. Cần lắc luôn hoặc khuấy kỹ trước khi cho uống.

– Cần tồn trữ viên Hydrite ở nơi khô mát.

Nguồn. Thuốc, biệt dược

Nguyễn Mai Hương

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago