Tai Mũi Họng

Hướng dẫn kỹ thuật đặt nội khí quản cho trẻ

Đặt nội khí quản là kĩ thuật cơ bản trong hồi sức nội khoa. Bác sĩ lâm sàng cần nắm rõ chỉ định, quy trình kĩ thuật đặt nội khí quản, và các biến chứng có thể xảy ra đối với bệnh nhân đặt nội khí quản.

Đặt nội khí quản

Trong khi thao tác kỹ thuật này cần thiết phải có 3 người: một người làm, một người giữ tư thế cho trẻ và một người phụ đưa dụng cụ và hút.

– Chỉ định

Thông khí bằng mặt nạ không có hiệu quả sau 30-60 giây

Cần thiết phải kéo dài sự thông khí hỗ trợ: trẻ sơ sinh đẻ trước 28 tuần và trẻ có cân nặng dưới 1000 g

Thoát vị cơ hoành.

– Tư thế:

Trẻ nằm ngửa đầu trung gian, mặt trẻ song song với mặt bàn, mục đích làm cho họng hầu thanh quản và khí quản trở thành một đường thẳng, chúng ta có thể giữ cho tư thế của đầu trung gian bằng cách sử dụng một chiếc gối nhỏ ở dưới cổ (không được đặt ở dưới vai)

– Dụng cụ

Ống nội khí quản phù hợp với trọng lượng của trẻ

Đèn nội khí quản với đèn thẳng

Băng cố định ống nội khí quản (băng dính)

– Phương pháp

Tay trái người làm giữ đầu trẻ và mở miệng trẻ Tay phải cầm đèn nội khí quản

Đưa đèn nội khí quản vào miệng (hơi nghiêng về bên trái) đồng thời đẩy lưỡi trẻ sang bên trái

Bộc lộ vùng hầu họng bằng động tác kéo lên cao và ra trước theo hướng của cán đèn (không được di động đèn kiểu bập bênh)

Hút hầu họng bằng sonde số 10 Fr

Đặt ống nội khí quản khi nhìn rõ được lỗ thanh quản

Rút đèn nội khí quản giữ nguyên ống nội khí quản

Nối ống nội khí quản với bóng và bắt đầu thực hiện thông khí qua ống nội khí quản.

Nghe phổi để kiểm tra vị trị của ống nội khí quản đồng thời xem sự thông khí có đều hay không. Kiểm tra vị trí của ống nội khí quản bằng cách nhìn mốc của nó có phù hợp hay không (ở mép của đứa trẻ)

Cố định ống nội khí quản

– Các tiêu chuẩn để đánh giá sự hiệu quả.

Đặt nội khí quản và thông khí qua nội khí quản phù hợp thì được đánh giá thông qua các tiêu chuẩn sau đây.

Tăng nhịp tim Trẻ hồng hào

Khi không thấy các dấu hiệu chứng tỏ thông khí có hiệu quả cần phải kiểm tra lại dưới đèn nội khí quản xem vị trí của ống nội khí quản có tốt hay không (nội khí quản bị tuột ra ngoài hoặc đặt vào thực quản).

Việc đặt nội khí quản tốt không thấy cải thiện về tình trạng của trẻ cần thiết phải thực hiện một số sự hỗ trợ về huyết động học.

Nguyên nhân của sự thất bại có thể là do sự bộc lộ vùng hầu họng thanh quản không tốt hoặc là không nhìn rõ lỗ thanh quản. Sau 20 giây thử đặt nội khí quản mà không được cần phải tiếp tục thông khí cho trẻ qua mặt nạ

– Vai trò của người phụ

Trước khi làm : Chuẩn bị và kiểm tra các dụng cụ Trong khi làm :

+ Giữ cố định đầu thai nhi

+ Đưa dụng cụ cho người làm + Giúp hút thanh quản

+ Theo dõi nhịp tim, các động tác hô hấp và màu sắc của da trẻ

+ Tính thời gian từ khi bắt đầu cho đến thời gian báo động cho người làm khi mà nó đến 20-30 giây. Trong trường hợp thất bại thông khí cho trẻ sơ sinh qua mặt nạ và bóng để cho phép làm lại một lần nữa.

Sau khi làm:

+ Kiểm tra vị trí của sonde

+ Ghi nhận mốc của sonde

+ Cố định sonde

+ Thông khí cho trẻ qua sonde.

 

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago