Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày tá tràng mà có nhiều phác đồ điều trị phù hợp, giúp người bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thuốc kháng sinh
Nếu bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP thì thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể kết hợp 2 loại thuốc để tiêu diệt diệt vi khuẩn HP hoàn toàn, và hầu hết các phác đồ điều trị thường kéo dài trong hai tuần hoặc lâu hơn.
Thuốc ức chế và kháng axit
Đối với người bị viêm loét dạ dày tá tràng, bác sĩ thường kê thêm loại thuốc có tác dụng làm giảm lượng axit sản sinh trong đường tiêu hóa, để giúp các tổn thương mau lành hơn.
Thuốc kháng axit thường được dùng để trung hòa axit trong dạ dày và làm giảm đau. Thuốc kháng acid có thể khiến cơ thể khó hấp thu các loại thuốc khác, vì vậy nên dùng thuốc kháng axit ít nhất một giờ trước khi uống các loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ này.
Thay đổi lối sống
Tránh hút thuốc, uống rượu, thức ăn cay, nóng, đồ uống có tính axit (như nước cam hoặc nước chanh), và các loại thuốc (như aspirin) gây khó chịu ở dạ dày. Tất cả điều có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
Biến chứng nguy hiểm
Bệnh lý dạ dày đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc hang vị là những vị trí rất dễ biến chuyển thành ung thư. Khi tình trạng bệnh trở nên xấu hơn, bệnh nhân rất dễ gặp phải biến chứng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
Xuất huyết dạ dày: Là tình trạng dạ dày bị chảy máu, nguyên nhân của tình trạng này là do các vết viêm loét làm tổn thương , khi bị chảy máu phân thường đen như nhựa đường hoặc như bột cà phê, có mùi hôi thối như mùi phân hủy của xác động vật.
Thủng dạ dày: Nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mà không xuất hiện các triệu chứng như đau bụng hoặc triệu chứng đau rất mơ hồ. Bởi nhiều bệnh có thể gây đau vùng thượng vị như viêm ruột thừa, viêm tụy, viêm cột sống… Những trường hợp đột nhiên bị thủng dạ dày mà không được cấp cứu kịp thời thì dễ dẫn tới viêm phúc mạc và rất dễ tử vong.
Ung thư dạ dày: Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường là rất mơ hồ. Triệu chứng hay gặp thường là đau âm ỉ, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn và chán ăn. Những triệu chứng trên rất dễ bị bỏ qua nên bệnh khó được phát hiện kịp thời. Khi các triệu chứng trên kéo dài hơn 2 tuần, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế. Một số dấu hiệu khác của bệnh có thể là: nôn, gầy sút, thiếu máu, đau bụng, mệt mỏi, phân lẫn màu đen. Hiện nay chưa có thuốc điều trị hết bệnh mà chỉ giúp kéo dài thời gian của người bệnh.
Viêm loét dạ dày sẽ nguy hiểm hơn đối với các nhóm người như:
Người thường xuyên hút thuốc
Thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm
Thừa canxi huyết
Có tiền sử viêm loét dạ dày
Trên 50 tuổi
Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…
Người thiếu máu
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…