Đối với những trường hợp bị viêm bàng quang, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt Hàng ngày. Cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống
– Uống nhiều nước: Đối với những người bị viêm đường tiết niệu cần phải cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Mỗi ngày nên uống khoảng 2-3 lít nước để thanh lọc cơ thể và đẩy các vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể.
– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Người bị viêm bàng quang cần chú ý bổ sung thêm rau xanh và hoa quả đặc biệt là các thực phẩm như: đậu xanh, Hành củ, dưa hấu, nho…Các thực phẩm này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh như tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu nhiều lần.
– Ăn nhiều tỏi: nên bổ sung thêm tỏi vào bữa ăn Hàng ngày vì trong tỏi có các hoạt chất allicin giúp kháng khuẩn đường tiết niệu, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
– Không nên sử dụng các loại gia vị cay, nóng: ớt, hạt tiêu, đồ ăn nhanh hay rượu, bia, đồ uống có cồn đặc biệt là cà chua. Cà chua có thể khiến cho tình trạng viêm bàng quang trở nên trầm trọng hơn.
– Một thói quen sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Người bị viêm bàng quang nên xây dựng chế độ sinh hoạt như sau:
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là khu vực hậu môn và cơ quan sinh dục. Không nên sử dụng xà phòng để rửa hậu môn.
– Chú ý trong việc chọn quần áo, không nên mặc quần áo quá chật đặc biệt là đồ lót. Nên chọn quần có chất liệu cotton, mỏng, mịn, mát, thấm hút mồ hôi tốt.
– Khi có cảm giác buồn tiểu thì nên đi tiểu ngay, tuyệt đối không nhịn tiểu.
– Không nên quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
– Không nên tắm nước lạnh.
– Không nên làm việc quá sức, luôn luôn giữ tâm trạng thoải mái, không nên quá căng thẳng, lo âu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
1. Phương pháp điều trị thông thường
Bệnh nhân viêm bàng quang cấp tính cần được nghỉ ngơi hợp lí, uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu, chú ý dinh dưỡng, không ăn thức ăn cay, tắm nước nóng có thể giảm nhẹ triệu chứng, bệnh nhân có biểu hiện kích thích viêm bàng quang thì dùng thuốc chống co thắt để làm giảm triệu chứng.
2. Điều trị thuốc chống lây nhiễm
Dựa vào lượng vi khuẩn trong nước tiểu, kết quả thực nghiệm của thuốc cho thấy có hiệu quả kháng khuẩn. nên điều trị đầy đủ, trong thời gian dài, đến khi các triệu chứng giảm hẳn, khi tiểu bình thường nên tiếp tục sử dụng thêm từ 1 đến 2 tuần nữa. Trong quá trình điều trị nên thường xuyên bồi dưỡng các vi khuẩn trong nước tiểu và thử nhiệm độ nhạy cảm của thuốc, điều chỉnh bất cứ lúc nào đối với các vi khuẩn của thuốc kháng sinh, để sớm khỏi bệnh hoàn toàn và tránh tái phát.
3. Phương pháp tiểu phẫu
Áp dụng đối với các trường hợp tắc nghẽn cổ bàng quang hoặc sỏi bàng quang gây ra bởi viêm bàng quang mãn tính. Tiếp tục tấn công một cách không kiểm sóat, sẽ tiến đến đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình. Điều này có nghĩa là thận đã bị nhiễm trùng, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu kéo dài sẽ gây tổn hại thận.
Nguồn: Phunutoday
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…