Categories: Tim mạch

Hội chứng động mạch vành cấp

Vữa xơ động mạch là một bệnh mạn tính với những đợt tiến triển cấp tính mà khi đó, có thể có những biểu hiện lâm sàng, điện học và sinh hóa khác nhau.

Định nghĩa và sinh lý bệnh

Vữa xơ động mạch là một bệnh mạn tính với những đợt tiến triển cấp tính mà khi đó, có thể có những biểu hiện lâm sàng, điện học và sinh hóa khác nhau (cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp với sóng Q xuyên thành, NMCT cấp không có sóng Q hay NMCT dưới nội tâm mạc…). Những biểu hiện này hiện nay được gọi dưới một tên chung là Hội Chứng Động Mạch Vành Cấp (HCĐMVC) vì chúng đều có chung một cơ sở sinh lý bệnh học: sự nứt hoặc vỡ của các mảng vữa xơ trên thành động mạch vành (ĐMV), gây hẹp hoặc tắc lòng mạch và sự hình thành cục máu đông làm hẹp, tắc lòng mạch nhiều hơn nữa. HCĐMVC được chia thành 2 nhóm: HCĐMVC với ST không chênh và HCĐMVC với ST chênh lên trên điện tâm đồ.

Phân loại

1. Hội chứng động mạch vành cấp với ST không chênh lên

Có 2 thể:

A. Đau thắt ngực không ổn định

– Còn gọi: cơn đau thắt ngực diễn biến mới (angor de novo), đau thắt ngực gia tăng (angor de crescendo), đau thắt ngực tự phát, không có điều kiện thuận lợi thúc đẩy, khởi phát cơn đau (angor spontané), hội chứng đe dọa…

– Điện tâm đồ lúc nghỉ có thể không thay đổi.

– Men CK-MB, troponin T, Ic không tăng (cơ tim không hoại tử).

B. Nhồi máu cơ tim cấp với ST không chênh lên

– Lâm sàng: đau thắt ngực hoặc đau ngực không giải thích được nguyên nhân, nôn, buồn nôn, khó thở, mệt mỏi, xỉu hoặc ngất…

– Điện tâm đồ (ĐTĐ): ST chênh xuống hoặc sóng T âm

– Tăng troponin Ic hoặc T, tăng CK toàn phần trên 2 lần so với bình thường và CK-MB tăng trên 6%.

2. Hội chứng động mạch vành cấp với ST chênh lên

Do tắc nghẽn hoàn toàn một nhánh chính của ĐMV. Can thiệp tái tưới máu cơ tim (bằng thuốc tiêu sợi huyết hoặc nong và đặt stent ĐMV) nên tiến hành càng sớm càng tốt.

            Chẩn đoán xác định dựa trên 3 dấu hiệu:

– Đau thắt ngực kéo dài >20 phút

– ST chênh lên ở ít nhất 2 chuyển đạo kế tiếp nhau trên ĐTĐ (> 1 mm ở các chuyển đạo ngoại biên và > 2 mm ở các chuyển đạo trước tim)

– Cơn đau và ST không thay đổi hoặc chỉ thay đổi rất ít khi dùng nitroglycerin.

Nếu không điều trị, sau 4-6 giờ, cơ tim sẽ hoại tử và các men troponin Ic hoặc T, CK-MB sẽ tăng và sóng Q xuất hiện trên ĐTĐ (nhồi máu cơ tim xuyên thành).

Nếu cơn đau thắt ngực không ổn định kéo dài kết hợp với blốc nhánh trái trên ĐTĐ thì cũng nên coi đây là một HCĐMVC với ST chênh lên.

 TS. Tạ Mạnh Cường – Viện Tim mạch – BV Bạch Mai

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago