Hội chứng “cháy sạch” diễn ra khá âm thầm, không có triệu chứng đặc thù, vì vậy rất nguy hiểm nếu như người bệnh không được “sạc pin” kịp thời.
Khó xác định nguyên nhân cụ thể
Hội chứng “burn-out”, tạm dịch là “cháy sạch” là một dạng hội chứng tâm thần đáng lo ngại. Nếu như phát hiện sớm, điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu để bệnh tiến triển tới mức nặng, khó có thể điều trị khỏi, dễ mất đi khả năng lao động vào phải sống phụ thuộc suốt đời.
Theo bác sĩ Cao Hồng Phúc, giảng viên Khoa Y học Lao động, Học viện Quân y, khi mắc phải hội chứng “burn-out”, người bệnh sẽ không còn khả năng kiểm soát được hành động của chính mình, không thể thực hiện được các hoạt động thể chất. Ở Việt Nam, hội chứng ngày đang ngày tăng, bất kỳ ai cũng bị mắc bệnh nếu như duy trì cường độ lao động cao, áp lực lớn…
Chỉ ngủ được 1-2 tiếng/ngày, nếu kéo dài khoảng 1 tuần rất dễ rơi vào hội chứng “burn-out”.
“Burn-out có thể gặp ở nhiều trường hợp khác nhau do những nguyên nhân khác nhau. Hội chứng không có nguyên nhân cụ thể mà phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Ví dụ, những người say mê làm việc quên thời gian, cơ thể không được nghỉ ngơi dẫn đến sức lực suy kiệt, rối loạn hệ thống enzyme sinh học. Học sinh, sinh viên học tập quá mức tới mức cạn năng lượng ngục ngã trên giảng đường. Một số bệnh nhân mắc bệnh mãn tính chữa trị kéo dài họ thường có tâm lý bi quan, mệt mỏi dẫn tới suy kiệt về mặt cảm xúc, gây ra hội chứng burn-out”,bác sĩ Cao Hồng Phúc nói.
“Burn-out” chỉ là một hội chứng chứ không phải là một căn bệnh nên không có triệu chứng rõ ràng. Hội chứng nàythường biểu hiện dưới 3 nhóm triệu chứng, bao gồm: hành vi, cảm xúc và thể lực.
Về mặt thể lực, người bệnh mất hết sức lực, tới mức không thể nhấc tay lên được, mệt mỏi tới mức không làm bất cứ việc gì.
Ở khía cạnh cảm xúc, người bệnh rơi vào trạng thái gần như cùng cực, chán nản, gần giống với trầm cảm. Người bệnh không còn ham muốn, thích thú bất cứ thứ gì.
Hành vi của người bệnh có thể thay đổi như bỗng dưng la hét, nói to, xuất hiện những cơn cuồng sảng…
“Có thể hiểu đơn giản là trong cơ thể có những tố chất dự trữ, mà khi mắc hội chứng này, người ta không còn huy động được tố chất này để hoạt động; dẫn tới ức chế hệ thống thần kinh và các enzyme sinh học, làm rối loạn hệ thống chuyển hóa. Người bệnh không còn khả năng hoạt động sống”, bác sĩ Cao Hồng Phúc nói.
Đặt ra những mục tiêu quá lớn
Bác sĩ Cao Hồng Phúc cho hay, hội chứng “burn-out” dễ bị nhầm lẫn với kiệt sức, trầm cảm, stress. Nếu bạn tự dưng thấy rất mệt, chán mọi công việc hay không kiểm soát được thời gian mình làm việc cần nghĩ ngay tới hội chứng “burn-out”.
Bệnh dễ gặp ở những người tự đặt ra mục tiêu quá lớn và nỗ lực hết mình để đạt mục tiêu đó nhưng vẫn giữ nguyên nhịp sinh học bình thường sẽ không đáng lo ngại. Còn nếu vì công việc mà chỉ ngủ được 1-2 tiếng/ngày, kéo dài khoảng 1 tuần rất dễ rơi vào hội chứng “burn-out”.
“Cường độ làm việc liên tục sẽ cần phải sử dụng hết năng lượng dự trữ tiềm tàng trong cơ thể, đến khi không thể ăn, hệ thống thần kinh bị tê liệt, hệ thống enzyme bị ức chế, gây ra rối loạn chuyển hóa năng lượng nghiêm trọng. Nguy hiểm nhất là rối loạn năng lượng ẩn sâu trong tế bào. Các tế bào mà không sử dụng được năng lượng rất khó phục hồi”,bác sĩ Cao Hồng Phúccho hay.
Theo khuyến cáo của bác sĩ Cao Hồng Phúc, hội chứng rất nguy hiểm đặc biệt với nhóm đối tương trẻ, trong độ tuổi vị thành niên. Độ tuổi này kinh nghiệm sống không có, không có khả năng chịu thất bại… Khi gặp phải khủng hoảng về tâm lý rất dễ tìm tới cái chết.
Trong bài viết tiếp theo, bác sĩ sẽ tư vấn cách làm gì để nhanh chóng thoát khỏi “cháy sạch”giúpnhững người quá ham công việc không mắc phải hội chứng này. Xin cảm ơn.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.