Categories: Sức khoẻ

Hoảng hốt về sự thật xuất hiện vết bầm tím trên cơ thể

Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây nên những viết thâm tím trên da.

Lão hóa

Thật không may, tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây bầm tím. Da bị lão hóa trở nên mỏng, nhợt nhạt. Mạch máu ở lớp hạ bì ngày càng yếu ớt khiến các hiện tượng như ban xuất huyết hoặc u máu quả anh đào dễ xảy ra, biểu lộ ra ngoài bằng vết bầm tím.

Không cách nào đảo ngược được tình trạng này, song bạn có thể phòng tránh bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ nước cho da.

 Ảnh minh họa.

Tổn thương do ánh mặt trời

Thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời có thể phá vỡ độ bền của thành mạch máu, gây nên các đốm xuất huyết ở người lớn tuổi. Các vết này xuất hiện ở lưng bàn tay và cánh tay, không do bất kì thương tích nào gây nên.

Hiệp hội da liễu Hoa Kỳ cho biết, những loại kem chứa nhiều retinol và alpha-hydroxy axit có tác dụng ngăn ngừa các vết thâm tím xuất hiện hiệu quả. Ngoài ra, thường xuyên mặc áo chống nắng, tránh chấn thương ở tay và bàn tay cũng giúp tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Tiểu đường

Tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến lượng đường trong cơ thể mà còn gây rối loạn tuần hoàn, khiến da dễ bầm tím bởi đường huyết quá cao làm tổn thương mạch máu.

Để đối phó, bạn hãy lưu ý những dấu hiệu như cơn khát, tầm nhìn mờ, sự mệt mỏi, khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng giảm sút bên cạnh những vết bầm tím. Kết hợp với nhau, chúng báo hiệu bệnh tiểu đường và bạn sẽ cần đi khám.

Số lượng tiểu cầu trong máu thấp

 Ảnh minh họa.

Thâm tím da có thể là dấu hiệu bạn đang gặp phải vấn đề về tiểu cầu. Đây là thành phần rất quan trọng trong máu vì chúng giúp tụ máu, ngăn ngừa chảy máu.

Theo Jessie Cheung, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Trung tâm Da liễu và laser ở Willowbrook, IL, bạn cũng có thể bị thâm tím da nếu số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu giảm. Dù hiếm gặp, những phụ nữ mang thai vẫn có nguy cơ mắc phải hiện tượng giảm tiểu cầu trong máu.

Vấn đề về gan

Gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới số lượng tiểu cầu cần thiết làm đông máu. Lượng tiểu cầu giảm sẽ dễ dàng gây nên những vết thâm tím trên da. Theo Betty Diamond, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Viện Nghiên cứu Y khoa Feinstein trực thuộc Trường Y Zucker ở Manhasset, New York, có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương gan, từ bệnh viêm gan C tới các bệnh gan liên quan tới rượu cồn.

Ung thư máu

Thâm tím còn là dấu hiệu của ung thư máu. Theo Kenneth Offit, trưởng khoa ung bướu tại Bệnh viện Denver Health (Mỹ), loại ung thư này gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết và đau xương khớp. Hãy đến gặp các chuyên gia càng sớm càng tốt nếu bạn mắc phải những triệu chứng này.

Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago