Hiểu đúng về công dụng của thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng được khẳng định không phải là thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng chỉ khác với thực phẩm thông thường ở chỗ được bổ sung thành phần có lợi hoặc loại bỏ thành phần bất lợi của thực phẩm.

Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Do đó, TPCN khác với thực phẩm thông thường ở chỗ được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi của thực phẩm.

Không phải là thuốc chữa bệnh

 

TPCN được khẳng định không phải là thuốc chữa bệnh, vì thế không chấp nhận việc công bố khả năng chữa trị bệnh của TPCN, trên nhãn sản phẩm TPCN không được phép ghi chỉ định điều trị bất kỳ một bệnh cụ thể nào. Tuy nhiên, TPCN có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn các chất dinh dưỡng thông thường và liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí được tính bằng miligram hoặc gram.

Như vậy, TPCN có tác dụng hỗ trợ cơ thể trong việc bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe và có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Phải khẳng định lại rằng, TPCN không phải là thuốc chữa bệnh. Vì thế, khi mắc một số bệnh mạn tính như hen phế quản, tăng huyết áp… TPCN không thể thay thế các thuốc chữa bệnh này. Nếu bỏ thuốc điều trị mà chỉ dùng TPCN đơn thuần là một quyết định sai lầm, dẫn đến tai biến khó lường…

Các loại thực phẩm chức năng

 

–  TPCN bổ sung vitamin và khoáng chất (như bổ sung iốt vào muối, vitamin A vào đường, sữa…).

–  TPCN dạng viên (viên tăng lực, viên canxi đề phòng loãng xương, viên phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, ung thư…).

–  TPCN “không béo”, “không đường”, “giảm năng lượng” (trà thảo dược…); nhóm các loại nước giải khát, tăng lực (bổ sung năng lượng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể khi vận động thể lực, thể thao…); nhóm giàu chất xơ tiêu hóa (làm nhuận tràng, phòng ngừa sỏi mật…); nhóm các chất tăng cường chức năng đường ruột.

–  TPCN đặc biệt (dành cho phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ ăn dặm, người bị đái tháo đường…).

Tùy theo cơ thể bệnh mắc phải ở từng bệnh nhân cụ thể, ta có thể chọn một trong những loại thực phẩm chức năng trên để hỗ trợ  điều trị bệnh.

Lời khuyên khi sử dụng thực phẩm chức năng

 

Hiện nay, ở nước ta đang “bùng nổ” các công ty sản xuất, kinh doanh và phân phối TPCN. Vì lợi nhuận, không ít công ty đã quảng cáo quá mức công dụng thật sự của thực phẩm này khiến người tiêu dùng hiểu lầm. Vì vậy, người tiêu dùng hãy là người “tiêu dùng thông thái”, không nên sử dụng quá mức hay lạm dụng TPCN.

Người tiêu dùng không nên sử dụng TPCN một cách tùy tiện mà nên có cân nhắc: tìm hiểu kỹ thành phần tính năng có phù hợp với việc hỗ trợ chữa bệnh cho mình không, không nên dùng theo quảng cáo hay theo lời khen của người khác vì nhu cầu và thể trạng của mỗi người là khác nhau. Người tiêu dùng có quyền tự mua TPCN chứ không bắt buộc mua theo đơn như dược phẩm, nhưng nếu chưa hiểu kỹ thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ. Những TPCN có hàm lượng hoạt chất chức năng cao có thể gây tác dụng không mong muốn trên nhãn đều có lưu ý rõ, phải dùng đúng liều đã chỉ dẫn. Làm được các điều trên sẽ dùng TPCN hợp lý an toàn.

Khi cần thiết và có điều kiện tài chính, chúng ta có thể chọn mua những thương hiệu sản phẩm TPCN có uy tín và đọc kỹ các thông tin xác nhận về lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, một chế độ ăn cân đối sẽ có lợi hơn một chế độ ăn có nhiều TPCN nhưng không cân đối. Do vậy, tốt hơn hết mỗi người có một chế độ ăn cân đối và tạo cho mình một nếp sống năng động, lành mạnh.

Kết luận

 

Bản thân TPCN không thể gây nên các biến chứng, vấn đề là người dùng có hiểu rõ bản thân mình cần gì hay không. Thêm vào đó, nhiều người đề cao tác dụng của TPCN hoặc ngộ nhận rằng cơ thể đã đủ chất nên bỏ qua các yếu tố khác như ăn uống, vận động, thường xuyên có lối sống không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi có biến chứng, người dùng thường hiểu nhầm là do TPCN mà quên mất đây không phải là thuốc, nên không thể tạo ra những biến chứng y học.

TPCN dù tốt, cũng chỉ là một nguồn bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể chứ không phải là thuốc chữa bách bệnh và người tiêu dùng vẫn cần chịu trách nhiệm chính về sức khỏe của mình. Bên cạnh TPCN, nên duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, xây dựng lối sống lành mạnh, cân bằng. Đặc biệt, người dùng nên biết rõ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể để lựa chọn các sản phẩm đúng, đồng thời tìm hiểu kỹ về hướng dẫn sử dụng và chỉ tìm đến những thương hiệu uy tín.

An Nguyên – Benh.vn

Nguồn. Benh.vn

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago