Ths. BS Hồ Thị Bích Vân – Trung tâm Mắt Hải Yến – đã đưa ra giải thích chi tiết cho vấn đề này.
– Độc giả thaidonsang: Ba tôi năm nay 82 tuổi, hai mắt ba tôi bị đục thủy tinh thể, trong đómắt trái có hiện tượng ruồi bay. Cách đây ba tháng, ba tôi có mổ đục tinh thể cho mắt phải và bây giờ chuẩn bị mổ tiếpcho mắt trái. Có người cho rằng sau khi mổ thìhiện tượng ruồi bay lại càng rõhơn. Vậy sau khi mổ tiếp mắttrái, hiện tượng này có giảmbớt không? Xin bác sĩ cho biết mắtbị hiện tượng ruồi bay nên điềutrị như thế nào để hết bệnh?
– Ths. BS Hồ Thị Bích Vân: Trước khi tìm hiểu cụ thể về hiện tượng ruồi bay, chúng ta cần phân biệt rõ đục thủy tinh thể và vẩn đục dịch kính (là bệnh lý gây triệu chứng ruồi bay). Thủy tinh thể và dịch kính là hai cấu trúc giải phẫu khác nhau của nhãn cầu. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ nằm ngay sau lỗ đồng tử. Lúc trẻ, thủy tinh thể trong suốt nhưng theo thời gian, thủy tinh thể sẽ đục dần và bệnh nhân có triệu chứng nhìn mờ, nhìn như qua màn sương hay khói. Còn dịch kính là một chất dịch dạng keo sệt chứa trong một khoang rộng nằm sau thủy tinh thể. Những đốm đen lơ lửng như ruồi bay chính là các biến đổi của dịch kính. Khi bệnh nhân đục thủy tinh thể được phẫu thuật thì chỉ can thiệp để lấy thủy tinh thể đục và thay vào bằng một thủy tinh thể nhân tạo, chứ không tác động gì lên dịch kính. Do đó, khi bệnh nhân đục thủy tinh thể có kèm vẩn đục dịch kính sau phẫu thuật thì hiện tượng ruồi bay sẽ vẫn còn, đôi khi còn có thể nhìn rõ hơn do đã lấy thủy tinh thể đục nên không còn hạn chế ánh sáng đi vào mắt.
Vẩn đục dịch kính là hiện tượng xuất hiện những đốm đen lơ lửng, di chuyển cùng với sự di chuyển của mắt, nhìn thấy rõ khi chúng ta nhìn vào những vật sáng như tờ giấy trắng hay bầu trời. Hiện tượng này thường làm bệnh nhân khó chịu nhưng hiếm khi ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Người bị vẩn đục dịch kính nên học cách sống chung với triệu chứng này và bỏ qua nó. Ngoài ra, theo thời gian bệnh nhân cũng sẽ ít chú ý hơn. Chỉ một số ít trường hợp có diễn tiến xấu mới cần điều trị.
Do đó, điều quan trọng là bệnh nhân cần nhận biết thời điểm nên đến khám bác sĩ chuyên khoa. Có thể kể đến một số dấu hiệu cần chú ý sau: sự gia tăng đột ngột của những đốm đen lơ lửng; chớp sáng; bị mất một phần tầm nhìn; những thay đổi nhanh chóng và ngày càng xấu hơn; xuất hiện đốm đen lơ lửng sau phẫu thuật hoặc nhiều hơn nếu như đã có trước đó, hoặc xuất hiện sau chấn thương; đau nhức mắt.
Vậy vẩn đục dịch kính có cần thiết phải điều trị? Những đốm đen lơ lửng hay hiện tượng ruồi bay xuất hiện ít, nhỏ, không tăng nhanh và nhiều theo thời gian là những thoái hóa lành tính nên hầu như không cần phải điều trị. Nếu vẩn đục quá nhiều ảnh hưởng đến thị lực, bệnh nhân có thể sẽ được giải quyết bằng phương pháp chiếu tia laser hoặc làm phẫu thuật cắt dịch kính. Theo đó, bác sĩ sẽ lấy toàn bộ dịch kính và thay vào là dung dịch muối đẳng trương. Một số biến chứng nặng của vẩn đục dịch kính có thể gồm rách võng mạc, bong võng mạc, xuất huyết dịch kính. Khi những biến chứng này xảy ra, thị lực của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, vấn đề quan trọng là theo dõi và phát hiện những dấu hiệu nặng để đến khám sớm. Nhờ vậy, điều trị sẽ hiệu quả và bảo tồn được chức năng thị giác của mắt.
Để hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ mắt phù hợp, báo Tri thức trực tuyến Zing.vn phối hợp với Hệ thống trung tâm Mắt Hải Yến thực hiện chương trình “Tư vấn các bệnh về mắt” trên chuyên mục Sức khỏe.PGS.TS.BS Trần Hải Yến – Bộ môn Mắt, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM, cố vấn cao cấp của Phòng khám Mắt Hải Yến cùng các bác sĩ, chuyên gia sẽ trả lời câu hỏi, thắc mắc của độc giả. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi trực tiếp về địa chỉ emailsuckhoe@zing.vnhoặc fanpage , 0913 666 665 và Trung tâm Mắt Kỹ thuật cao An Sinh, 08 3845 3869 để được tư vấn.
Sơn Trà
Nguồn: Zing
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…