Cho con cái quá nhiều
“Người Việt Nam có câu “Hi sinh đời bố, củng cố đời con”. Thế nên, nhiều người có bao nhiêu cho con hết. Cho nhiều quá nên con cái chẳng biết tự lo gì, có khi 30 tuổi rồi vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ.
Hơn nữa, nếu bạn cho con cái quá nhiều mà không lo được gì cho mình thì về già bạn sẽ làm cho con bạn phải khổ bởi bạn trở thành gánh nặng của chúng, đấy là chưa nói gì đến khi ốm đau, bệnh tật.
Cho con vừa thôi và quan trọng là cho nó thành NGƯỜI, cho khả năng tự lập mới là quan trọng. Có cho nhiều thì cũng đừng cho hết, hãy giữ lại một phần để tự lo cho bản thân khi tuổi cao, sức yếu để con cháu đỡ khổ.
Xây nhà quá to
“Đừng dại gì mà cả đời thắt lưng buộc bụng, bóp mồm bóp miệng, dành tiền dựng lên một khối beton, sau đó vừa còng lưng trả nợ, vừa tự làm osin lau chùi quét dọn cả ngày. Rồi cuối cùng cũng ra ngoài cánh đồng nằm lạnh lẽo trong 6 tấm ván hoặc chui vào lọ sành.
Đồng ý là phải có nhà cửa đàng hoàng nhưng đừng quá sức.
Thử hỏi, mỗi ngày bạn ở nhà mấy giờ đồng hồ và khi ở nhà thì hầu hết là lúc mình nhắm mắt.
Vì thế, nhà… to hay bé, xấu hay đẹp cũng không có gì khác nhau là mấy.”
Tự móc túi mình khi vào bệnh viện
“Nhiều người chúng ta, cứ mải mê làm ăn, tích cóp mà không nghĩ cách bảo vệ tiền bạc của mình. Vì thế, đến khi vào bệnh viện, thay vì có chỗ họ phải trả tiền cho mình chăm sóc sức khỏe thì hầu hết chúng ta lại phải tự móc túi mình ra mà chi phí.
Đó là lý do đã thoát nghèo rồi lại bị tái nghèo. Khổ thân!”
Dành cả đời để suy nghĩ làm sao để có đủ tiền để sống đủ, để rồi đến cuối đời lại chẳng thể tiếp tục suy nghĩ như vậy nữa, chỉ mong sao có đủ tiền để trả viện phí, trả tiền thuốc men. Làm việc cật lực cả đời, cuối cùng chỉ mong có được một chỗ nằm trong bệnh viện.
Sức khỏe lúc nào cũng phải được đặt lên hàng đầu. Vẫn biết là có tiền thì trang trải được cuộc sống, nhưng không có sức khỏe thì nhiều tiền đến mấy, cuộc sống cũng chẳng vui. Vậy nên, trong cuộc sống, điều gì nên thử thì hãy thử làm, còn điều gì cần tránh thì đừng nên làm để không phải tiếc nuối về sau!
Hãy ghi nhớ những nhắc nhở trong cuộc sống
Hãy coi cuộc đời là một trường học và bạn đang ở đó để học. Những điều khó hiểu chỉ là một phần của chương trình học, chúng xuất hiện rồi biến dần giống như môn Đại số. Nhưng những bài học mình thu nhận được sẽ kéo dài suốt đời.
Đừng có những suy nghĩ tiêu cực hoặc nghĩ những điều mà mình không thể làm chủ. Thay vào đó, hãy đầu tư năng lực của mình vào ngay thời điểm hiện tại.
Hãy quên đi những chuyện đã qua. Đừng nhắc người thân nhớ lại những lỗi lầm trong quá khứ. Điều đó sẽ làm tan vỡ hạnh phúc đang có.
Cuộc sống quá ngắn để tốn thời gian căm ghét bất cứ ai. Chớ ghét bỏ ai!
Ăn nhiều thức ăn mọc trên cây và ăn ít thức ăn được chế tạo trong nhà máy.
Mỗi ngày dành 10 phút ngồi yên lặng.
Ăn sáng như Vua, ăn trưa như Ông hoàng và ăn tối như Kẻ ăn xin (ăn ít).
Đọc sách nhiều hơn so với năm trước.
Uống nhiều nước.
Sống với 3 chữ N: Năng lực – Nhiệt thành – Nhân ái.
Tìm ra thời gian để cầu nguyện.
Chơi trò chơi nhiều hơn.
Ngủ tối thiểu 7 giờ.
Đừng coi mình quá nghiêm trọng, coi như không ai sánh nổi.
Hãy biết mơ nhiều hơn ngay khi còn đang thức.
Vừa đi bộ vừa mỉm cười 10-30 phút mỗi ngày.
Đừng so sánh cuộc đời của mình với cuộc đời của những người khác.
Đừng làm gì quá sức. Phải giữ một giới hạn cho bản thân.
Đừng phí năng lực quý báu vào những chuyện ngồi lê đôi mách.
Ghen tỵ là phí thì giờ. Mình đã có tất cả những gì mình cần rồi.
Hãy dàn hòa với quá khứ của mình đẻ tránh làm hỏng cái hiện có.
Không ai nuôi dưỡng hạnh phúc của mình, ngoài chính mình.
Sưu tầm
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…