Categories: Hỏi đáp y học

Góc y học: Trẻ bị gà mổ mắt có cần tiêm uốn ván?

Trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần một sơ suất nhỏ khi trượt ngã, dẫm vào đinh, sắt, bị súc vật cắn…có thể gây nhiễm trùng uốn ván. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên trường hợp trẻ không may bị gà mổ có cần tiêm uốn ván? Câu hỏi này được nhiều bậc phụ huynh quan tâm?

Tìm hiểu về bệnh uốn ván

Uốn ván hay còn gọi là bệnh phong đòn gánh, một loại bệnh do 1 loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra.

Bệnh uốn ván do 1 loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra

Loại vi khuẩn này có mặt khắp nơi trên thế giới và chủ yếu được tìm thấy trong đất. Vi khuẩn này tạo ra chất độc gây tổn thương thần kinh. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị cứng và tê liệt. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể dẫn đến tử vong, khi cơ hô hấp ngưng hoạt động.

Các loại uốn ván bao gồm toàn thân, cục bộ và sơ sinh (trẻ sơ sinh). Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4-21 ngày, thường trong vòng 7-10 ngày. Người bệnh dễ bị tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Bệnh uốn ván không lây nhiễm và có vắc xin ngăn ngừa.

Bị gà mổ có cần tiêm uốn ván?

Cuối tháng 10, bé Nguyễn Đăng K., 20 tháng tuổi, nhà ở xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang, bắt một con gà con lên chơi nên bị gà mẹ bay tới mổ rách trán chừng 2 phân, chảy máu. Sau đó mẹ bé K đã dùng băng dán rồi đưa con vào bệnh viện.

Tiếp nhận bệnh nhân các bác sĩ đã cho rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát trùng, khâu cầm máu và cho kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng. Mặc dù biết bệnh nhi đã được chích ngừa uốn ván đầy đủ nhưng các bác sĩ vẫn khuyên: vết thương do gà mổ có nguy cơ bị nhiễm vi trùng uốn ván nên tốt nhất cho bệnh nhi chích nhắc lại mũi tiêm ngừa uốn ván.

Những trường hợp cần tiêm phòng uốn ván

Những vết thương có nguy cơ nhiễm vi trùng uốn ván là vết trầy xước hay bầm dập ngoài da, do dụng cụ lao động và những vật gỉ sét, bụi bẩn, ô nhiễm phân gia súc, gia cầm gây ra, nhiễm trùng, vết thương hở, vết thương bị băng kín lâu ngày thiếu ôxy hoặc vết thương gây ra bởi heo, gà, trâu, bò tấn công người…

Các trường hợp bị trầy xước, bầm dập ngoài da do dụng cụ lao động, vật gỉ sét, bụi bẩn, ô nhiễm phân gia súc, gia cầm…cần tiêm ngừa uốn ván

Các chuyên gia khuyến cáo khi người dân bị tổn thương bởi các lý do trên cần xử lý ngay vết thương bằng cách rửa sạch và lấy hết dị vật trong vết thương (như bùn, đất, cát, mảnh sành, đinh, gai…), rửa vết thương bằng xà phòng nhiều lần, sát khuẩn bằng dung dịch như cồn 70 độ, ôxy già… Sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám và tiêm ngừa uốn ván.

Theo Tuoitre.vn

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago