Khuyến cáo

Dùng kháng sinh cephalexin trị nhiễm khuẩn cần lưu ý

Rất nhiều bệnh do vi khuẩn nhạy cảm gây ra (trừ các nhiễm khuẩn nặng) như: viêm phế quản cấp và mạn tính và giãn phế quản nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn tai, mũi, họng; viêm đường tiết niệu;

Rất nhiều bệnh do vi khuẩn nhạy cảm gây ra (trừ các nhiễm khuẩn nặng) như: viêm phế quản cấp và mạn tính và giãn phế quản nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn tai, mũi, họng; viêm đường tiết niệu; nhiễm khuẩn da; nhiễm khuẩn răng… đều có thể cần dùng tới kháng sinh cephalexin để điều trị.

Cần lưu ý, cephalexin chỉ điều trị các bệnh do vi khuẩn mà không thể điều trị nhiễm virut như cảm lạnh thông thường hoặc cúm.

Đây là kháng sinh dùng để uống và có các dạng như viên nang, siro, dịch treo… Trường hợp dùng siro và dịch treo đã pha nước vẫn giữ được hiệu lực trong 10 ngày nếu bảo quản ở nơi mát (để trong tủ lạnh sẽ tốt hơn). Tuy nhiên khi siro đã pha (có thể pha loãng với nước), sau đó chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày.

 

Khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Thường gặp nhất là tiêu chảy, buồn nôn. Ngoài ra, một số người còn bị nổi ban, mày đay, ngứa hoặc đau đầu, chóng mặt, phản ứng phản vệ, mệt mỏi; rối loạn tiêu hóa, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc hay hội chứng Stevens – Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), phù Quincke… Các trường hợp sau này ít và hiếm gặp hơn nhưng người bệnh cần đề phòng, vì đây là những tai biến nặng do thuốc. Để dùng thuốc được an toàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Không sử dụng thuốc này nếu mình đã bị dị ứng cephalexin trước đó. Trước khi sử dụng cephalexin, người bệnh cần nói cho bác sĩ điều trị biết nếu mình bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc (đặc biệt là các kháng sinh penicilin), hoặc nếu có bệnh thận hoặc gan, dạ dày hoặc rối loạn đường ruột như viêm đại tràng, tiểu đường, hoặc nếu bị suy dinh dưỡng… để bác sĩ sẽ cân nhắc khi chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân được an toàn và hiệu quả hơn.

Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng liệu trình và liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định, không được tự ý thay đổi liều, thêm hoặc bớt thời gian dùng thuốc ngắn hơn hoặc dài hơn so với khuyến cáo của bác sĩ. Trường hợp dùng viên nén, viên nang cần uống thuốc với 1 cốc nước đầy (khoảng 150 – 200ml). Đối với dạng hỗ dịch cần lắc đều trước khi uống, và đong liều chính xác bằng muỗng, thìa có trong lọ (hộp) thuốc. Cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và trong quá trình sử dụng nếu phát hiện có bất thường nào trong quá trình dùng thuốc cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để được xử trí kịp thời.

Dược sĩ HOÀNG THU

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

23 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

23 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago