Categories: Y học Thể thao

Đừng bỏ lỡ bài tập chữa bệnh tê tay cho dân văn phòng

Thế kỷ công nghệ thông tin, các bệnh liên quan đến dân văn phòng thường là  bệnh lý bàn tay như: tê các ngón tay do hội chứng ống cổ tay, ngón tay cò súng, viêm các bao gân gấp…

Để phòng ngừa, làm chậm lại các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp gây phá hủy khớp bàn tay, thoái hóa khớp sớm. Bác sĩ Phạm Thế Hiển (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) đã giới thiệu một số bài tập đơn giản làm tăng sức cơ, cải thiện tầm vận động, bảo vệ bàn tay trước nguy cơ thoái hóa.

Nguyên tắc khởi động

Làm ấm phần tay đau và cứng bằng cách chườm ấm hay cho tay vào nước ấm 10 phút.

Bài tập nắm tay

Phương pháp: Căng bàn tay hết sức đến khi bạn thấy chặt, không đau. Nhẹ nhàng nắm tay lại, ngón cái để trước, giữ 30 – 60 giây, sau đó bung rộng các ngón tay.

Lưu ý: Thực hiện cả hai bàn tay, lặp lại 4 lần. Bài tập này làm tăng sức mạnh bàn tay của bạn, tăng khả năng vận động và giúp giảm đau.

Bài tập móng vuốt

Phương pháp: Giữ hai tay trước mặt, lòng bàn tay hướng về phía bạn. Co các ngón tay sao cho đầu móng chạm vào gốc ngón, lúc này trông giống như kiểu “móng vuốt”

Lưu ý: Giữ 30 – 60 giây rồi thả ra. Lặp lại 4 lần mỗi tay. Bài tập này có tác dụng cải thiện tầm vận động khớp ngón tay.

Bài tập căng ngón tay

Phương pháp: Úp bàn tay xuống bàn phẳng, nhẹ nhàng làm phẳng lòng bàn tay xuống mặt bàn phẳng.

Lưu ý: Không dùng lực của các khớp ngón tay, cổ tay, giữ 30-60 giây, lặp lại 4 lần, làm hai tay.

Bài tập tăng sức nắm

Phương pháp: Giữ trái banh mềm trong lòng bàn tay, ép càng chặt càng tốt. Giữ vài giây rồi thả ra. Lặp lại mỗi tay 10-15 lần, 2-3 lần/tuần nhưng nên nghỉ khoảng 2 ngày giữa các lần tập.

Lưu ý: Bài tập này giúp bạn mở nắm cửa dễ dàng hơn, cầm vật tránh bị rơi. Tuy nhiên, không tập khi ngón cái bị tổn thương.

Bài tập tăng sức kẹp

Bài tập có tác dụng làm tăng sức cơ của ngón tay và ngón cái, giúp bạn mở khóa, mở các gói đồ ăn được khéo léo, dễ dàng hơn.

Phương pháp: Kẹp một trái banh mềm giữa các ngón tay. Giữ 30-60 giây. Lặp lại 10-15 lần cả hai tay, 2-3 lần/tuần.

Lưu ý: Nên nghỉ khoảng 2 ngày giữa các lần tập và không tập bài này khi ngón cái bị tổn thương.

Bài tập nâng ngón tay

Bài tập nâng ngón tay giúp tăng tầm vận động và độ linh hoạt ngón tay.

Phương pháp: Đặt tay trên bàn phẳng, lòng bàn tay úp. Nhẹ nhàng nâng ngón lên rồi từ từ hạ xuống. Có thể nâng cùng lúc ngón cái và các ngón tay khác.

Lưu ý: Tập 8 – 12 lần mỗi ngón.

Theo Tuoitre.vn

Bác sĩ

Recent Posts

Uống cà phê không ăn sáng có hại như nào tới sức khỏe

Nhiều người có thói quen uống cà phê ngay khi thức dậy, chưa ăn sáng…

2 days ago

Những lợi ích của hạt chia đối với hệ tiêu hoá

Hệ tiêu hóa đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.…

3 days ago

Tập tạ môn thể thao uy lực đẩy lùi gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ không được điều trị sẽ dẫn đến viêm gan, xơ gan, thậm…

3 days ago

5 loại teo thực quản bẩm sinh và dấu hiệu nhận biết

Teo thực quản bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp và có…

4 days ago

Phẫu thuật điều trị teo thực quản bẩm sinh

Thực quản là một trong những cơ quan quan trọng của bộ máy tiêu hóa.…

4 days ago

Thời điểm uống nước cam giúp thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa

Để tăng cường thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch khỏe…

4 days ago