Categories: Thuốc

Đông y hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ

Ăn uống tùy tiện có thể gây béo phì, máu nhiễm mỡ dễ dẫn đến xơ vữa động mạch, là nguyên nhân của các bệnh về tim mạch… Để phòng ngừa và điều trị máu nhiễm mỡ, điều quan trọng nhất là cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.

Ăn uống tùy tiện có thể gây béo phì, máu nhiễm mỡ dễ dẫn đến xơ vữa động mạch, là nguyên nhân của các bệnh về tim mạch… Để phòng ngừa và điều trị máu nhiễm mỡ, điều quan trọng nhất là cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Dưới đây xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh máu nhiễm mỡ:

Cháo cà rốt.

Cháo cà rốt, gạo tẻ: Một ít cà rốt tươi vừa đủ, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem nấu cháo với gạo tẻ loại ngon, dùng 2 bữa sáng, chiều. Món cháo này có thể ăn thường xuyên, lâu dài, sẽ có lợi trong việc chữa và phòng bệnh tăng huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực ở người cao tuổi. Những người mắc bệnh đái tháo đường dùng món cháo này cũng rất tốt.

Cháo gạo tẻ, lá sen: Dùng 1 lá sen thật to, rửa sạch, đem nấu kỹ, bỏ bã lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen đó, cùng một ít đường phèn và nấu thành cháo. Món cháo bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ, chữa bệnh tăng huyết áp, người có máu nhiễm mỡ, cảm nóng, đầu óc choáng váng, quay cuồng, tiểu ít, nước tiểu đỏ… rất có hiệu quả.

Cháo bột ngô, gạo tẻ: Quấy bột ngô trong nước lạnh. Gạo tẻ cho nước vào vừa đủ, nấu thành cháo, sau đó cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun tiếp cho sôi. Người có máu nhiễm mỡ dùng thường xuyên cháo này rất tốt. Nó còn thích hợp cho người có bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành.

Nước sơn tra pha đường: Mỗi lần dùng 15 – 20g vị thuốc sơn tra đã phơi khô, đem nấu kỹ, bỏ bã, lấy nước cho đường vào uống thay nước trà trong ngày.

Hà thủ ô, thảo quyết minh: Hà thủ ô, thảo quyết minh, linh chi, hổ trượng, lá sen, sơn tra và lá chè tươi, mỗi thứ 15 – 30g đem hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

Lá cát cánh tươi luộc trong 30 phút vớt ra đem phơi khô để dùng. Mỗi lần dùng 10g, hãm với nước sôi uống thay trà, sẽ giúp giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng trừ bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh tăng huyết áp, ngoài ra bài thuốc này còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ.

Trà sơn tra, ngân hoa, cúc hoa: Mỗi thứ 25g, đem nấu nước uống thay nước trà, có tác dụng thông kinh mạch, giảm mỡ trong máu.

Canh hạ khô thảo nấu với thịt nạc: Hạ khô thảo 20g, thịt nạc 50g (thái mỏng). Cả hai đem nấu với nước, đun lửa nhỏ đến chín. Chia 2 lần dùng trong ngày. Có công dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu.

Nước râu ngô: Dùng 100g râu ngô, đem nấu để lấy 3 chén nước, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Uống liên tục 5 ngày, có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.

BS. Thanh Lan

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược ạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

11 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

2 days ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

3 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

3 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

4 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

5 days ago