Nhau bong non hay còn gọi là sự bong sớm của nhau thai chưa trưởng thành, là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ. Bong nhau thai sớm có các cấp độ nguy hiểm khác nhau với các triệu chứng cụ thể:
Những triệu chứng và dấu hiệu chung của rau bong non:
+ Các cơn co thắt gây đau.
+ Chảy máu tử cung, co thắt tử cung bất thường, và suy thai dựa trên các xét nghiệm kiểm tra tim thai.
+ Mệt mỏi, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, đau bụng, và đau lưng.
Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của nhau bong non (độ I, II, III), các triệu chứng có thể khác nhau:
Nhau bong non độ I:
Có hiện tượng chảy máu nhẹ từ âm đạo, các cơn co thắt tử cung nhẹ, sinh hiệu ổn định, và nhịp tim của thai nhi ổn định. Xét nghiệm đông máu bình thường.
Nhau bong non độ II:
Có hiện tượng chảy máu vừa phải, co thắt bất thường, huyết áp thấp, suy thai, và đông máu bất thường.
Nhau bong non độ III: Nặng
Hiện tường này xuất hiện chảy máu và co thắt mạnh, huyết áp rất thấp, thai chết, và khó đông máu.
Những đối tượng có nguy cơ bị bong rau non
+ Thai phụ có tiền sử bong nhau non, nguy cơ tái phát càng tăng lên.
+ Thai phụ dinh dưỡng kém.
+ Thai phụ trên 35 tuổi.
+ Thai phụ bị u xơ tử cung
+ Thai phụ bị rối loạn trong quá trình đông máu: Bất cứ tình trạng làm suy yếu khả năng đông máu đều làm tăng nguy cơ nhau bong non.
+Thai phụ có tiền sử tăng huyết áp – có thể là cao huyết áp khi mang thai (PIH) hoặc tăng huyết áp mãn tính.
+ Thai phụ nghiện thuốc lá
+ Thai phụ sử dụng ma túy
+ Thai phụ uống nhiều rượu trong khi mang thai. Quá 14 lít rượu mỗi tuần trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bong nhau non.
+ Thai phụ đã sinh nhiều con, nguy cơ sẽ tăng lên.
+ Những thai phụ có chứng rối loạn máu như đông máu và có xu hướng chảy máu.
+ Thai phụ bị chấn thương vùng bụng như một tai nạn xe cộ, té ngã hoặc bị đánh.
+ Thai phụ bị đánh và chấn thương.
+ Thai phụ mang đa thai như sinh đôi, sinh ba hoặc sinh tư.
+ Thai phụ có một số hình thức bất thường của tử cung.
+ Trẻ có dây rốn quá ngắn sẽ làm rủi ro bong nhau non tăng lên.
Vỡ màng ối non là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm nếu nước ối mất nhanh và đột ngột. Điều này có thể xảy ra trong quá trình sinh theo ngả âm đạo sau khi sinh đôi lần đầu tiên.
Xử trí khi bị bong nhau non
Thai phụ nên:
+ Nghỉ ngơi, theo dõi các dấu hiệu bong tách rau non và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ điều trị.
+ Thai phụ cần giữ tâm trạng thoái mái, tránh lo lắng, căng thẳng hay mệt mỏi thái quá.
+ Thai phụ cần có chế độ ăn uổng và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động nhiều.
Công việc chuyên khoa sẽ diễn ra như sau:
Việc điều trị được diễn ra trong bệnh viện. Bác sĩ phải ổn định tình trạng của bạn trước. Bạn sẽ được truyền dịch tĩnh mạch, tiêm thuốc để ổn định huyết áp và duy trì lưu lượng nước tiểu ổn định. Trong vài trường hợp khẩn cấp, bác sĩ cần mổ lấy đứa bé hoặc truyền máu. Hầu hết trẻ sơ sinh đã đủ tháng trong tình trạng nhau bong nhẹ có thể được sinh tự nhiên, nhưng cần một bác sĩ chuyên khoa sản nhi chăm sóc đặc biệt.
Một số kỹ thuật y tế hỗ trợ:
+ Kiểm tra bệnh án;
+ Khám lâm sàng;
+ Xét nghiệm máu, và các xét nghiệm khác.
+ Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Đối tượng có nguy cơ bị bong rau non và các cấp độ bong rau non
Bài liên quan: Phác đồ điều trị bong rau non của Bệnh viện Từ Dũ
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…