Categories: Tiết niệu

Điều trị bệnh sỏi thận – tiết niệu

Điều trị sỏi thận – tiết niệu bao gồm nội khoa và ngoại khoa

Với bất kỳ loại sỏi nào:

Cần uống nhiều nước đảm bảo nước tiểu ít nhất 2.5 l/24h.

Chữa các đợt nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận.

Chữa các triệu chứng và biến chứng khác: ứ nước – ứ mủ, bí đái…

Với sỏi cystin:

Uống nhiều nước đảm bảo lượng nước tiểu ³ 2.5 l/24h.

Kiềm hóa nước tiểu:

+ NaHCO3 6g/24h chia 4 lần.

+ Kalicitrat liều tương tự.

+ Mục đích: pH niệu: 7-7.5.

Sỏi acid uric:

Uống nhiều nước đảm bảo lượng nước tiểu ³ 2.5l/24h.

Hạn chế ăn thức ăn nhiều acid uric (đạm 0.6g/kg/24h).

Kiềm hoá nước tiểu bằng NaHCO3 hoặc Kalicitrat.

Sỏi struvit:

Uống nhiều nước.

Điều trị tích cực nhiễm khuẩn tiết niệu.

Sau khi mổ lấy sỏi vẫn tích cực kiểm soát, điều trị tốt nhiễm khuẩn tiết niệu.

Sỏi calci:

Uống nhiều nước.

Chế độ ăn hạn chế calci.

Hạn chế hấp thu calci ở ruột:

+ Tránh dùng vitamin D, dầu cá, đặc biệt là 1-25 hydroxycalciferol D3.

+ Có thể cho thêm:

.Thiazid (hypothiazid 25 mg x 2lần/24h) -> đào thải calci niệu.

.Orthophosphat 1000 – 1500 mg/24h chia 3 lần: đào thải pyrophosphat ra nước tiểu -> ức chế kết tinh phosphat calci.

Thăm dò tìm nguyên nhân rối loạn chuyển hóa:

+ Cường cận giáp tiên phát, thứ phát: cắt bỏ tuyến cận giáp.

+ Bệnh lý toan hóa ống thận: dùng kalicitrat 4-6 g/24h chia 4 lần.

Điều trị can thiệp ít sang chấn:

* Nguyên lý: Ứng dụng sốc sóng điện từ năng lượng cao để tán sỏi qua da, tránh được các thủ thuật. Sỏi bị sốc sóng điện từ đánh vỡ thành mảnh nhỏ rồi theo dòng nước tiểu được đái ra ngoài

Tán sỏi ngoài cơ thể:

Sỏi đường kính < 2 cm.

Vị trí: sỏi ở bể thận, hoặc đoạn đầu, đoạn cuối niệu quản.

Tán sỏi qua nội soi:

Sỏi bàng quang hoặc sỏi đoạn cuối niệu quản.

Lấy sỏi qua soi niệu quản.

Sỏi nhỏ.

Vị trí : sỏi đã xuống thấp ở đoạn cuối niệu quản.

Không có nhiễm khuẩn ở bàng quang.

Lấy sỏi niệu đạo :

– Sỏi nhỏ, ra sát niệu đạo ngoài.

Điều trị ngoại khoa:

Sỏi to, sỏi san hô bể thận.

Sỏi gây biến chứng nặng: ứ nước, ứ mủ…

Sỏi do nhiễm khuẩn (sỏi struvit).

Sỏi ở Bn dị tật tiết niệu.

Béo phì không thuận lợi cho tán sỏi.

Đã tán sỏi nhưng thất bại.

Đã xử trí bằng các biện pháp ít sang chấn không kết quả.

Điều trị ngoại khoa hoặc tán sỏi xong, cần tiếp tục điều trị dự phòng nội khoa tránh tái phát.

Điều trị triệu chứng và các biến chứng khác:

Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận cấp và mạn.

Điều trị suy thận nếu có.

Điều trị đái máu, cơn đau quặn thận.

Benh.vn

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago