Categories: Nội tiết

Điều trị đái tháo đường trong thời kỳ thai nghén

Chế độ ăn:

Khi được chẩn đoán đái tháo đường thai nghén hoặc rối loạn dung nạp đường khi có thai phải được điều trị, biện pháp điều trị đầu tiên là chế độ ăn. Một chế độ ăn phù hợp với tình trạng mang thai ở người phụ nữ phải đạt được những mục tiêu sau:

– Không gây tăng đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn.

– Không ảnh hưởng tới sự tăng cân của mẹ, đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.

– Bữa ăn chia nhỏ làm nhiều lần trong ngày.

– Đảm bảo đủ vitamin và các yếu tố vi lượng.

Đã có nhiều nghiên cứu về chế độ ăn đối với người bị đái tháo đường thai nghén nói chung các kết quả nghiên cứu đều cho kết luận tương tự nhau về chế độ ăn như sau: (Taylor, Mary 2001)

Chế độ ăn đảm bảo năng lượng 25 – 35 kcal / kg  cân nặng lý tưởng.

Thành phần: Carbohydrate: chiếm  40 – 55% Protit: chiếm  20%

Chất béo: chiếm 25 – 40%

Chia làm 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Người bệnh phải được chuyên gia dinh dưỡng tư vấn một cách cụ thể về phương pháp tính toán thành phần thực phẩm và chia các bữa cho phù hợp.

Chế độ ăn đối với người bị đái tháo đường thai nghén.

1. Định lượng thực phẩm cần dùng (số lượng, chất lượng, năng lượng)

2. Xác định nhu cầu năng lượng với trọng lượng lý tưởng.

+ Nhu cầu năng lượng từ  25 – 35 kcal/  kg trọng lượng lý tưởng.

+ Chỉ tăng 0,45 kg/tháng ở tháng đầu thai kỳ, tăng 0,2-0,35 kg/tuần trong những tháng cuối kỳ (6 tháng).

3. Chia 6 bữa/ngày, 3 bữa chính và 3 bữa phụ.

4. Thành phần thực phẩm được phép sử dụng:

– Carbohydrat 40 – 55% hoặc ≥  150 gram /ngày

– Protein 20 % hoặc ≥  74 gram /ngày

– Béo chiếm 25 – 40 %

5. Tăng chất xơ trong thực phẩm: Rau xanh, loại củ, quả…

6. Kiểm tra đường huyết lúc đói và sau ăn thường xuyên để đánh giá hiệu quả của chế độ ăn.

Luyện tập

Đối với phụ nữ có thai, vấn đề luyện tập phải hết sức thận trọng bởi tác động của luyện   có thể gây tăng cơn co tử cung, tăng nhịp nhanh, đặc biệt đối với  tim thai, gây ceton niệu ở người mẹ. Hình thức luyện tập với người phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai nghén là đi bộ chậm hàng ngày đi 15 – 20 phút hoặc đạp xe dạo chơi 20 – 30 phút/ngày.

Thuốc hạ đường huyết

+ Sulfonylurea: Nói chung thuốc Sulfonyluea ít qua rau thai. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề sử dụng thuốc hạ đường huyết bằng đường uống, chưa có nghiên cứu nào cho thấy ảnh hưởng thuốc này lên sự phát triển bất thường của thai. Nhưng các tác giả  đều khuyến cáo không nên sử dụng thuốc uống hạ đường huyết đường uống cho phụ nữ có thai bị đái tháo đường thai nghén.

+ Insulin: Các tác giả đều thống nhất nếu sử dụng chế độ ăn phù hợp nhưng đường huyết lúc đói vẫn cao > 126 mg /dl (7.0 mmo l/l) hoặc đường huyết sau ăn 2 giờ > 155 mg/dl (8.6 mmo l/l) ta nên bắt đầu điều trị bằng Insulin.

– Liều điều trị Insulin /ngày:

theo Metzger Boyd năm 2001. Liều Insulin khởi đầu 0,5 -1.4 UI/kg/ngày, Có thể chia 2 lần/ngày trước khi ăn nếu dùng Insulin bán chậm. Có thể chia 3 – 4 lần nếu dùng Insulin nhanh.

Mục tiêu phải đạt được:

– Đường huyết lúc đói < 100 mg /dl (5.  mmo l/l)

– Đường huyết sau ăn 2 giờ < 130 mg/dl (7.2 mmo l/l). Tổng liều Iusulin theo đường huyết mao mạch.

Thời gian                  Đường huyết mao mạch      Iusulin

ĐH lúc đói                 148 mg/dl (8.2 mmo l/l)      28 UI bán chậm, chia 2 lần

1 giờ sau ăn sáng      206 mg/dl (11.4 mmo l/l)    28 UI bán chậm, chia 2 lần

1 giờ sau ăn chưa      152 mg/dl (8.4 mmo l/l)      14 UI nhanh, 28  UI bán chậm

1 giờ sau ăn tối         198 mg/dl (11.0 mmo l/l)    9 UI nhanh, 10 UI bán chậm

Liều lượng insulin ở mỗi bệnh nhân đều rất khác nhau, vì vậy liều lượng insulin trong bảng chỉ để tham khảo. Muốn đạt liều điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể phải dò từ liều thấp và tăng dần cho tới khi đưat mục tiêu điều trị thì duy trì liều điều trị.

Liều điều trị cũng rất thay đổi từng ngày phụ thuộc vào mức độ đường huyết.

Điều trị lúc chuyển dạ và đẻ

Trong quá trình chuyển dạ ở phụ nữ đái tháo đường thai nghén, người mẹ có thể xuất hiện hạ đường huyết do chuyển dạ kéo dài hoặc do liều lượng Insulin quá cao gây chuyển dạ sớm. Vì vậy trong quá trình chuyển dạ nên luân duỳ trì đường huyết người mẹ ở khoảng 110 mg %(6.1. mmo l/l) kèm theo 1 – 2 UI Insulin nhanh 1 giờ/ lần và truyền tĩnh mạch 7.5 gram dextrose /giờ.

Hướng dẫn dùng Iusulin giai đoạn chuyển dạ:

+  Truyền dịch tĩnh mạch:

– Đường huyết > 130mg % (7.2. mmo l/l) truyền Ringer lactate với tốc độ 125ml/giờ và duy trì đường truyền tĩnh mạch.

+ Đường huyết < 130 mg% (7.2. mmo l/l). Truyền Ringerlactate để giữ vein và truyền dextrose 5% tốc độ 125 ml/giờ.

+ Truyền Iusulin:

– 25 UI Iusulin nhanh trong 250 ml Nacl 0,9% tuỳ lựơng đường huyết ở bảng dưới để quyết định liều lượng truyền.

Hạ đường huyết

Thai nhi có thể bị hạ đường huyết trong vòng 48 giờ sau đẻ, được chẩn đoán là hạ đường huyết khi đường huyết < 30 mg% (< 1,7 mmo l/l). Nguyên nhân hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là do  tăng Insulin máu ở trẻ sơ sinh, giảm tiết Glucagon và catecholamin dẫn tới giảm sản xuất glucose ở gan và giảm oxy hoá axit béo tự do. Để tránh hạ đường huyết cho trẻ sơ sinh ở người mẹ bị đái tháo đường thai nghén, nên cho trẻ uống sớm dung dịch đường 10% ngay sau đẻ hoặc truyền đường 5% tĩnh mạnh.

Điều trị đái tháo đường trong thời kỳ thai nghén – yhocvn.net

PGs. Ts. Đỗ Trung Quân – Bệnh viện Bạch Mai

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago