Categories: Hỏi đáp y học

Điều trị bệnh thoái hoá cột sống, đau thần kinh toạ

Bố chồng tôi năm nay ngoài 70 tuổi, tuần vừa rồi có đi khám bệnh bác sĩ bảo bị thoái hóa cột sống, thần kinh tọa. Vậy xin hỏi cần phải dùng phối hợp những loại thuốc gì để chữa bệnh. (Lâm Thị Thúy)

Trả lời:

Thoái hoá cột sống và đau thần kinh toạ là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh thầnkinh, thể hiện bằng đau lưng vùng thắt lưng, lan dọc theo đường đi của dây thần kinh này.

Đau thần kinh toạ ở người trẻ thường do tổn thương đĩa đệm, ở người có tuổi có thể do các căn nguyên khác cuả cột sống thắt lưng cùng (thoái hoá, ung thư nguyên phát hay di căn cột sống…). Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và cácxét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân, điện cơ đồ…

Điều trị đau thần kinh toạ, thoái hoá cột sống cho người có tuổi cần phải chú ý những điểm sau:

– Điều trị nhằm mụcđích giảm đau, hãn chế các cơn đau tái phát, và hận chế sự phát triển của thoái hoá.

– Điều trị cần kết hợp điều trị toàn thân, tại chỗ đau, và điều trị nguyên nhân gây bệnh.

– Trong cơn đau dữ dội đột ngột, phải tìm cách nằm yên, bất động chỗ đau. Không nênxoa nắn, đấm bóp, kích thích nhiều vào chỗ đau, có thể dùng thêm các thuốc giảm đau và giãn cơ.

– Về thuốc men, dùng nên thận trọng vì đa số bệnh nhân thường mắc phải những bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh xuất huyết, tiêu hóa, béo phì…

– Các thuốc giảm đau thường là dòng họ của cocticoit, hay gây xuất huyết, dùng quá nhiều, quá liều dẫn đến loãng xương, đái đường, huyết áp cao…

– Dung thuốc phải chú ý đến liều lượng, không nên quá máy móc vì cơ thể người già thường khả năng đào thải thuốc kém hơn so với người trẻ. Liều nên cho từ từ tăng dần đến khi có đáp ứng với thuốc thì dừng, không nên cho thuốc dài ngày. Cũng có thể dùng thuốc Đông y nhưng cần chú ý vì thuốc đông y thường là thuốc bổ nên bệnhnhân dễ tăng cân, nhất là bệnh nhân cân nặng đã cao.

– Chế độ ăn cũng rất quan trọng, nên ăn đủ chất như vậy mới giúp cho cơ thể khoẻ và mau hồi phục. Thịt nạc, trứng, tôm, cua, sữa chua rất tốt vì nhiều Canxi, magie, mà không làm tăng cholesterol…

– Hạn chế đường và tinh bột, hạn chế ăn mặn, tránh các chất kích thích, gia vị, nước uống trung bình 1 lit/ ngày

– Các loại hoa quả tươi nên khuyến khích , nên uống nhiều nươcd chanh, cam, táo, bưởi. Ăn nhiều các loại rau xanh như: rau cải, dền, muống, giá đỗ….

– Nên phối hợp với biện pháp dùng thuốc với diều trị vật lý trị liệu như dùng nhiệt, chườm lá ngải cứu, chườm muối nóng, đắp bùn, thuỷ liệu, bơi lội, xoa bóp bấm huyệt…

Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

1 day ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

2 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

3 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

3 days ago