Tin tức

Điểm mặt 12 loại hóa chất gây ung thư vú có trong sản phẩm dùng hàng ngày

Ung thư vú là căn bệnh đang rất phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nguyên nhân thì nhiều tuy nhiên hiện hữu hằng ngày trên bàn ăn thì chúng ta lại không kiểm soát. 

Mỗi năm Việt Nam có thêm 150 nghìn người mắc bệnh ung thư vú và con số này đang ngày càng tăng lên không ngừng. Theo như các chuyên gia y tế cho biết, sở dĩ ngày càng nhiều chị em mắc ung thư vú 1 phần là do thực phẩm bẩn, 1 phần là do vô tình sử dụng những sản phẩm làm đẹp gây ung thư mà không hề hay biết luôn.

Muốn giảm thiểu nguy cơ ung thư vú, bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất dưới đây.

Các chuyên gia cảnh báo, nhiều hóa chất hiện hữu trong gia đình có khả năng tăng nguy cơ gây ung thư vú nguy hiểm. Mối nguy này hoàn toàn có cơ sở khi các nhà khoa học phát hiện, trong số hơn 80.000 hóa chất được đăng ký sử dụng tại Mỹ chỉ khoảng 1.000 chất được thử nghiệm liệu chúng có khả năng gây ung thư, đột biến DNA hay không.

1. Bisphenol A (BPA)

Chất này từng được dùng để làm bao nhựa bọc thức ăn và nước uống, gây rối loạn nội tiết và có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt. BPA làm nhiễu loạn sản xuất hoocmon trong cơ thể. Bạn nên tránh nó bằng cách chọn thực phẩm tươi, đựng trong hộp thủy tinh, hộp nhựa tái chế có nhãn No. 1, No. 2, No. 4, No. 5 ở dưới đáy, tránh những loại ghi No. 3, No. 7, hoặc PC (polycarbonate). Hộp mềm xốp thường không chứa BPA.

2. Atrizine

Đây là chất diệt cỏ thường dùng trong trồng cây thương mại, nó thấm vào nguồn nước ngầm. Atrizine cũng gây rối loạn hoocmon và tăng nguy cơ ung thư vú, tuyến tiền liệt, các vấn đề về sinh sản. Bạn có thể tránh nó bằng cách mua thực phẩm hữu cơ sạch, sử dụng bộ lọc nước có khả năng loại bỏ Atrizine.

3. Thuốc trừ sâu Organophosphate

Loại thuốc này nhằm vào tấn công hệ thống thần kinh của côn trùng, thường được dùng ở táo, lê, đào, đậu xanh. Đây là một trong số các loại thuốc trừ sâu độc hại nhất, có thể gây tổn hại trí nhớ, phát triển thần kinh ở trẻ em, và gây vấn đề thần kinh, tâm lý ở thanh thiếu niên, còn có thể gây bệnh bạch cầu và ung thư hạch.

4. Dibutyl phthalate (DBP)

Hóa chất này gây rối loạn nội tiết, đã được loại bỏ trong sơn móng tay từ năm 2006, nhưng vẫn còn được dùng trong nhựa mềm, dẻo. Nam giới bị nhiễm DBP tăng cao đáng kể khả năng bị ung thư tinh hoàn. Có thể giảm thiểu rủi to bằng cách hạn chế dùng nhữa PVC và tránh đựng đồ ăn trong túi nhựa mềm, cũng nên tránh các sản phẩm chăm sóc cá nhân có nhãn “phthalate” trong thành phần.

5. Chì

Chì có khả năng gây hại cho hầu hết các bộ phận của cơ thể. Chì có thể vẫn còn trong sơn, mặc dù đã bị cấm, và có trong nguồn nước trong vùng bị nhiễm độc chì. Bạn nên cẩn thận khi cạo sơn cũ và nên dùng bộ lọc nước trong vùng nghi ngờ.

6. Thủy ngân

Thủy ngân là một trong những chất độc hại nhất với con người. Nó là một chất độc thần kinh mạnh và được gây rất nhiều vấn đề hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch. Một trong các nguồn thủy ngân lớn nhất là bạc kim loại hàn răng, có 50% là thủy ngân. Thủy ngân cũng có trong hơn một nửa sirô ngô, một vài loại hải sản.

7. PFCs Per hoặc polyfluorochemicals

PFCs được dùng trong các sản phẩm nấu nước không dính và các sản phẩm chống nước, dầu mỡ, vết bẩn, bao gồm thảm và đồ nội thất. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang và ung thư thận. Bạn nên hạn chế các sản phẩm chống dính, chống nước và vết bẩn, các sản phẩm chăm sóc cá nhân có ghi “PTFE” hoặc “fluoro” trong thành phần.

8. Phthalates

Hóa chất này thường được thêm vào trong các loại kem dưỡng ẩm, sơn móng tay, nước hoa hoặc các sản phẩm tiêu dùng bằng nhựa. Trong phòng thí nghiệm, phthalates có khả năng gây rối loạn nội tiết tố, thúc đẩy sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư vú, cổ tử cung.

Phụ nữ làm việc trong ngành công nghiệp ô tô và đóng hộp – cả hai đều sử dụng phthalates trong sản xuất – tăng gấp năm lần nguy cơ ung thư vú. Trẻ em gái tiếp xúc với chất này còn có thể phát triển ngực sớm. Vì chất này thường không được ghi trong thành phần, bạn nên chọn sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm tẩy rửa ít mùi, tránh dùng đồ nhựa trong lò vi sóng, và tìm các sản phẩm có ghi “phthalate free.”

9. Diethylhexyl Phthalate (DEHP)

Dạng phổ biến này của phthalate cũng gây rối loạn nội tiết. Nó được dùng nhiều trong sản phẩm gia dụng, chăm sóc cá nhân, thiết bị y khoa. DEHP có thể gây thay đổi mức độ hoocmon tuyến giáp ở nam giới trưởng thành, thiết bị y khoa có chứa DEHP có thể gây kháng thuốc ung thư.

10. PBDEs

Đây là chất chống cháy được dùng trong các sản phẩm bình xịt cứu hỏa trước 2005. Nó còn được dùng trong thảm đệm, đồ nội thất bọc, gối, và thiết bị điện tử. Nó gây rối loạn sinh sản, nhiễu loạn hoocmon, tăng nguy cơ ung thư vú.

Phụ nữ nhiễm PBDE cao giảm khả năng mang thai đến 50%. 3 dạng PBDE được dùng trong thương mại đã bị cấm hoàn toàn từ năm 2013. Để tránh, bạn nên mua sản phẩm sản xuất sau 2014, nếu sản phẩm trong nhà chứa chất này, nên dùng máy lọc HEPA.

11. Triclosan

Chất này được dùng trong sản phẩm nước rửa tay để ngăn vi khuẩn phát triển. Nhưng nó gây ra tình trạng kháng kháng sinh, tăng tế bào ung thư vú, có thể tiêu diệt tế bào não. Bạn nên tránh xà bông diệt khuẩn và các sản phẩm diệt khuẩn.

12. Nonylphenol

Chất này được dùng trong sản phẩm giặt giũ, rửa chén, sơn, sản phẩm chăm sóc cá nhân, nhựa. Nghiên cứu cho thấy nó kích thích sự di chuyển của các tế bào ung thư buồng trứng gây di căn, ảnh hưởng đến phát triển bệnh ung thư vú. Bạn nên tránh bằng cách mua sản phẩm không chứa phenols.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Phát hiện 40 gen đột biến gây ung thư vú

+ Palbociclib (Ibrance) – Thuốc điều trị ung thư vú

adminyhoc

Recent Posts

Điều trị ung thư bằng vi khuẩn đường ruột

Ung thư được ví như căn bệnh tử thần vì chưa có loại thuốc nào…

3 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh viêm ruột và tổn thương ở khớp

Bệnh viêm ruột là một phần trong bệnh lý viêm đường tiêu hóa, là thuật…

5 days ago

Mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây nên tình trạng sa sút trí tuệ gây ảnh…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến bệnh tim mạch như thế nào?

Việc bổ sung vào sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột có…

1 week ago

Top 5 nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa

Các thực phẩm dễ tiêu hóa nhất có xu hướng ít chất xơ và chất…

1 week ago

Bật mí 9 mẹo hay giúp dừng ăn vặt: giảm cân, bảo vệ sức khỏe

Đồ ăn vặt là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả các…

1 week ago