Categories: Vợ chồng

Đây chính là thần dược giúp mau lành vết thương mà ai cũng nên nằm lòng

Đây chính là thần dược giúp mau lành vết thương mà ai cũng nên nằm lòng để dùng ngay khi cần.

Vết thương (sẹo) lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp vết thương mau lành và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hồi phục của vết thương.

Sự lành của một vết thương bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn có xuất huyết và viêm. Ở giai đoạn này, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng – mưng mủ. Giai đoạn tạo mô hạt để làm đầy vết thương và giai đoạn tái tạo biểu bì để vết thương lành hoàn toàn.

 


Một chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý để giúp vết thương mau lành sẹo?

Lựa chọn thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng có ảnh hưởng đến khả năng lành vết thương vì những tổn thương trên da càng nghiêm trọng sẽ càng cần nhiều năng lượng, các loại vitamin, khoáng chất và protein cần thiết để thúc đẩy quá trình liền da và vết thương. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng cũng sẽ bị mất đi từ các dịch thể chảy ra từ vết thương.

Tiêu thụ một lượng protein tối ưu

Mục tiêu vào khoảng 20 -30 gram protein mỗi bữa ăn chính và từ 10 -15 gram protein mỗi bữa ăn nhẹ.

1 miếng gà, thịt nạc hay cá được nấu chín với cỡ khoảng 85 gram có chứa từ 20 – 25 gram protein.

1 quả trứng, 1 thìa canh bơ lạc và khoảng 30 gram pho mát chứa từ 6 -7 gram protein.

1 cốc sữa ít béo hoặc sữa chua chứa khoảng 8 gram protein.

Luôn cung cấp đủ nước và các đồ uống không chứa đường khác cho cơ thể như trà, cà phê, nước quả nguyên chất 100% và sữa cũng có chứa protein.

Chế độ ăn uống phù hợp

Một số vết thương có thể cần phải nạp một lượng nhất định vitamin và khoáng chất. Hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp với từng cá nhân với tỷ lệ tối ưu năng lượng, protein, nước, vitamin và khoáng chất cần thiết cho nhu cầu cụ thể của bạn.

 

Nên dùng những loại thực phẩm giàu kẽm và selen

Đây là những loại chất khoáng giúp mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn. Kẽm có nhiều ở các loại hải sản (nghêu, sò, ốc, hào, tôm…), gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…). Selen cũng có nhiều trong cá, hải sản và trứng, vừa phải ở thịt gia cầm, đậu hạt.

{credit}
Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago