Sinh nở đau đơn không phải do các cơn co. Vậy thực hư thế nào?
Mọi người đều biết rằng đau từng cơ là dấu hiệu của sinh nở, tuy vậy, sau khi thống kê các chuyên gia phát hiện ra rằng, có 10% sản phụ không có cảm giác đau trước khi sinh. Các bác sỹ đã không tìm thấy cơ chế của các cơn đau một cách có sức thuyết phục, ngược lại, các bác sỹ phát hiện thấy rằng, mức độ đau không tỷ lệ với mức độ co lại của tử cung, mà mức độ đau lại tỷ lệ thuận với mức độ căng thẳng về tinh thần của sản phụ, tinh thần càng căng thẳng thì càng thấy đau.
Do đó, các chuyên gia đã kết luận rằng: sợ hãi là nguồn gốc của sự đau đớn khi sinh nở, đặc biệt là những phụ nữ sinh nở lần đầu sẽ có nhiều đồ đoán, sợ hãi, thậm chí là hoảng sợ đối với việc sinh nở. Sự lo sợ của họ rất đa dạng, có thể là sợ đẻ khó, sợ xảy ra chuyện gì bất ngờ với đứa trẻ, sợ đẻ đau, sợ chảy máu…
G.Ridder – Chuyên gia sản khoa người Anh nói: những sản phụ cảm thấy ít căng thẳng nhất, sẽ cảm thấy ít đau nhất, hay nói cách khác, nếu như tinh thần của sản phụ không căng thẳng, thì người phụ nữ sẽ không cảm thấy sợ hãi. Đau là một loại cảm giác, đối với cùng một nhân tố hormone giống nhau, do sự khác nhau về mức độ nhạy cảm, khả năng chịu đựng của mỗi cá thể nên mức độ đau ớn cảm giác được cũng khác nhau.
Trên thực tế, sinh nở là một quá trình sinh lý tự nhiên, từ xưa tới nay, tuyệt đại đa số hoạt động sinh nở được diễn ra bình thường và thuận lợi. Với các điều kiện y học hiện đại và chăm sóc tốt hiện nay, các sản phụ nên cảm thấy lạc quan hơn. Người nhà và các nhân viên chăm sóc của bệnh viện phải an ủi, vỗ về sản phụ để sản phụ không cảm thấy sợ hãi, cảm thấy nhiều hy vọng và vui vẻ hơn.
Trước khi sinh, người phụ nữ cần luyện tập các phương pháp thở như thở sâu, thở nông, thở ngắn gấp và nhịn thở. Sau khi tử cung mở 4cm, khi tử cung co lại, người phụ nữ có thể hít vào khi nâng bụng lên và thở ra khi xẹp bụng xuống. Hít thở và động tác bụng càng chậm càng tốt. Sau khi tử cung co lại, người sản phụ cần thả lỏng. Khi thai nhi sắp chui ra, cần nghe theo mệnh lệnh của bác sỹ, cố gắng phối hợp, tránh gây tổn thương cho sản đạo.
Trong một số trường hợp, bác sỹ tiêm cho sản phụ phethidine để sản phụ bình tĩnh, thoải mái đón chờ sự chào đòi của đứa trẻ.
Đâu là nguyên nhân của các cơn đau khi sinh
Bài liền quan: Những bài tập thở giảm đau cho phụ nữ trước khi sinh
Yhocvn.net
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…