Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên theo chu kỳ, thường xảy ra hàng tháng ở phụ nữ, bắt đầu từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh. Kinh nguyệt lặp đi lặp lại dưới sự điều khiển của hoóc môn sinh dục. Trong chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng người phụ nữ phóng thích một hoặc hơn một trứng vào nội mạc tử cung. Nếu được thụ tinh, trứng này sẽ phát triển thành bào thai, nếu không được thụ tinh, tử cung loại bỏ lớp nội mạc gây nên hiện tượng ra máu qua âm đạo gọi là hành kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt thường là 28 ngày kể từ ngày đầu tiên có kinh của chu kỳ trước đến ngày đầu tiên có kinh của chu kỳ sau. Số ngày này tương ứng với số ngày trong một tháng âm lịch, nên mới có từ “nguyệt” trong từ “kinh nguyệt”. Ở phụ nữ trưởng thành, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21 đến 35 ngày, ở thiếu nữ là từ 21 đến 45 ngày. Kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày, nhưng cũng có khi từ 5 đến 7 ngày. Các biểu hiện thay đổi sinh lý trong cơ thể khi có kinh là cương ngực, đau ngực, xuất hiện mụn trứng cá và đặc biệt là đau bụng. Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở phần lớn phụ nữ khi ra kinh nguyệt, làm ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày. Đau bụng kinh có thể âm ỉ, có thể dữ dội kèm theo đau lưng, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
Nguyên nhân của đau bụng kinh:
+ Do sự giảm đột ngột progesteron và estrogen trong ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt;
+ Do tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài;
+ Ở những người bị ống tử cung quá hẹp khiến cơ tử cung phải co bóp nhiều hơn và mạnh hơn để đẩy máu kinh ra ngoài;
+ Do người phụ nữ có thể chất yếu;
+ Do tinh thần không thoải mái.
Các cách giảm đau bụng kinh:
+ Không nên lo lắng quá mức mà ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe;
+ Làm việc và hoạt động nhẹ nhàng để tránh bị mệt mỏi;
+ Khi ngủ, nên chọn tư thế nằm thoải mái;
+ Nên uống đủ nước trong ngày;
+ Tránh ăn và uống đồ lạnh;
+ Trườm ấm lên bụng để có cảm giác dễ chịu, giảm đau;
+ Tự mát xa hay nhờ người thân mát xa nhẹ nhàng vùng lưng và bụng bị đau;
+ Ăn thực phẩm chứa nhiều canxi, sắt, ma-giê và giàu vitamin để giúp giảm đau bụng kinh như: sữa chua, dứa, hạt bí đỏ, hạt đậu các loại;
+ Áp dụng một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để giảm đau bụng kinh như: đi bộ, thở yoga;
+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm pha muối loãng hoặc bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ, thường xuyên thay băng vệ sinh để vùng kín luôn khô ráo, thông thoáng;
+ Uống thuốc giảm đau nếu cần, nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc.
Kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy sự hoạt động của buồng trứng, là điều kiện cần thiết cho sự sinh sản. Đau bụng kinh là một hiện tượng sinh lý bình thường, nó sẽ tự mất khi kỳ kinh nguyệt kết thúc, vì vậy phụ nữ bị hành kinh không nên quá lo lắng, căng thẳng mà nên áp dụng các cách giảm đau ở trên rồi cơn đau sẽ qua đi.
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Nhìn màu sắc kinh nguyệt, BÁO ĐỘNG tình trạng sức khỏe của chị em
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…