Categories: Thuốc

Đào nhân – thuốc hoạt huyết, trừ ứ

Đào nhân là nhân hạt chín già khô của cây Đào (Prunus persica Stokes.), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Về thành phần hóa học, đào nhân chứa amygdalin, men emulsin, dầu béo (acid oleic, acid linoleic, acid palmitoleic), cholin, acetylcholine…

Theo Đông y, đào nhân vị đắng ngọt, tính bình; vào kinh Tâm và Can. Có tác dụng hoạt huyết trừ ứ, nhuận tràng thông tiện. Chữa đau kinh, kinh bế, đau bụng sau sinh, trưng hà tích tụ, chấn thương ngã đau, phế ung, trường ung, đại tiện táo bón… Ngày dùng 6-12g. Đào nhân được dùng làm thuốc trị các chứng:

Nhuận tràng thông tiện. Trị đại tiện táo:

Bài 1: Hoàn nhuận tràng: hạnh nhân 12g, đào nhân 12g, hỏa ma nhân 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, chỉ xác 12g. Các vị nghiền bột mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần hoặc sắc nước uống.

Bài 2: Ngũ nhân hoàn: đào nhân 20g, hạnh nhân 12g, bá tử nhân 12g, tùng tử nhân 6g, úc lý nhân 12g, trần bì 8g. Tán bột, trộn mật làm hoàn. Mỗi lần uống 10g.

Trừ ứ, giảm đau. Trị đau bụng kinh do huyết ứ, kinh bế, rối loạn kinh nguyệt. Dùng bài “Đào hồng tứ vật thang”: đương quy 12g, sinh địa 16g, xích thược 12g, xuyên khung 8g, đào nhân 12g, hồng hoa 8g. Sắc uống.

Đào nhân (nhân hạt quả đào) là vị thuốc trị viêm tắc mạch do cục máu đông.

Hoạt huyết thông kinh. Trị tắc kinh sau khi sinh, ứ huyết đau bụng, tiểu tiện đau buốt.

Bài 1: đào nhân 12g, hồng hoa 6g, tam lăng 8g, đương quy 12g. Sắc uống. Trị ứ huyết tắc kinh.

Bài 2:Đào nhân thừa khí thang”: đào nhân 12g, đại hoàng 12g, quế chi 6g, chích cam thảo 6g, mang tiêu 6g. Sắc uống. Trị huyết ứ kinh bế, hành kinh đau, vết thương đau do bị ngã, bị đánh.

Bài 3: “Thang sinh hóa”: đào nhân 12g, xuyên khung 6g, gừng thán 6g, đương quy 12g, cam thảo 4g. Sắc nước, hòa với rượu đun nóng, uống. Trị sau khi đẻ ứ huyết, đau bụng.

Thoát mủ, tiêu nhọt. Trị nhọt độc ở ruột, viêm tắc mạch do cục máu đông.

Bài 1: “Thang đại hoàng mẫu đơn bì”: đại hoàng 12g, mẫu đơn bì 16g, đào nhân 12g, đông qua tử 12g, mang tiêu 12g. Sắc uống. Trị ruột bị ung nhọt, đau bụng, đại tiện táo.

Bài 2: đào nhân 12g, hồng hoa 12g, đương quy 12g, đan sâm 12g, xuyên khung 12g, xích thược 12g, ngưu tất 12g, kim ngân hoa 12g, huyền sâm 12g, địa miết trùng 8g, tam lăng 8g, nga truật 12g, địa long 4g, manh trùng 4g, cam thảo sống 6g. Sắc uống.  Dán cao rivanol nơi bị sưng để tránh tổ chức hoại tử. Trị viêm tắc mạch do cục máu đông (do khí huyết ứ trệ).

TS. Nguyễn Đức Quang

Nguồn: SKDS

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

23 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

24 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago