Khi người dân bị sốt, không nên tự ý điều trị tại nhà. Bởi sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong. Khi bị sốt, người dân cần đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.
Diễn biến phức tạp
Sáng 10/9, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2015, số ca nhập viện vì sốt xuất huyết là 138. So với cùng kì năm ngoái, năm nay, giảm gần 26%. Đặc biệt, không có bất kì trường hợp nào tử vong vì bệnh này.
Tuy nhiên, trong tháng 8 và đầu tháng 9, số ca nhập viện vì sốt xuất huyết có dấu hiệu tăng mạnh. Một số địa phương sốt xuất huyết diễn biến phúc tạp, gia tăng là quận Liên Chiểu và quận Cẩm Lệ. Trong đó, quận Liên Chiểu có hai phường là Hòa Khánh Nam và Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu có phường Khuê Trung.
Nhận định sốt xuất huyết có nhiều dấu hiệu bất thường, Phía Sở đã tiến hành kiểm tra, giám sát ổ dịch tại những khu vực này. Bên cạnh việc phun hóa chất diệt muỗi, đoàn còn thực hiện diệt lăng quăng, bọ gậy. Ngoài ra, đoàn vận động người dân nên kiểm tra và đổ bỏ những vật dụng chứa nước là nơi lăng quăng có thể tồn tại.
Hiện tại, Trung tâm y tế dự phòng TP Đà Nẵng đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, vật tư, hóa chất… Sẵn sàng đáp ứng nếu trường hợp sốt xuất huyết biến động thành dịch.
Bác sĩ Tôn Thất Thạnh (Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố) cho rằng, sốt xuất huyết tăng là do Đà Nẵng đang đi vào mùa mưa. Thời tiết mưa nắng thất thường, không khí ẩm mốc là điều kiện để muỗi và lăng quăng sinh sản, phát triển.
Cách tốt nhất để “hạ nhiệt” sốt xuất huyết là vệ sinh môi trường, xóa bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản
TP có nhiều địa phương thuộc diện giải tỏa, tái định cư, có nhiều khu đất trống, có nhiều vật dụng chứa nước khó kiểm soát. Đây là khu vực có nhiều vật dụng và là môi trường cho muỗi và lăng quăng tồn tại. Ngoài ra, không ít người dân chưa chú trọng vào việc thực hiện vệ sinh môi trường, chung tay diệt muỗi và bọ gậy dù diễn biến bệnh đang có nhiều dấu hiệu phức tạp.
Bác sĩ Thạnh đề nghị các cấp chính quyền quận, huyện cần tăng cường công tác truyền thông phòng dịch tại địa phương, tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy nhằm phòng chống sốt xuất huyết.
Không tự ý điều trị tại nhà
Bác sĩ Nguyễn Tam Lãm (Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng) cho biết, trước diễn biến phức tạp của sốt xuất huyết, trung tâm y tế dự phòng đã chủ động xây dựng kế hoạch tăng cường giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, kịp thời phát hiện bệnh.
Trung tâm đã lập hai tổ công tác chủ động xử lý khoanh vùng các ổ dịch và phun các loại hóa chất đặc trị là Permethrin và hantox 200. Đến nay, có hơn 200 khu dân cư và trường học đã được phun hóa chất.
Ông Lãm cho rằng, sở dĩ sốt xuất huyết tăng nhanh trong thời gian gần đây là do ý thức người dân vệ sinh môi trường còn kém, thậm chí chưa được quan tâm thường xuyên. Các vùng ngoại thành, đặc biệt là gần trường học, khu công nghiệp có nhiều khu nhà trọ. Thế nhưng, người lao động nhập cư, sinh viên chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh chưa tốt… phát sinh muỗi truyền nhiễm bệnh.
Ông khuyến cáo, người dân cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước như nước ăn, giếng trời, chum, vại, thùng phuy… có thể chứa bọ gậy để muỗi không có cơ hội vào đẻ trứng.
Đặc biệt, khi người dân bị sốt, không nên tự ý điều trị tại nhà. Bởi, sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong. Do đó, nếu bị sốt, người dân cần đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, tránh trường hợp xấu xảy ra.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…