Dấu hiệu cơ thể thiếu oxy và sự nguy hiểm
Thiếu oxy là một quá trình bệnh lý phức tạp do cơ thể chúng ta không được cung cấp oxy đầy đủ cho nhu cầu hoạt động bình thường của tế bào, hoặc do bệnh lý mà tế bào tổ chức không sử dụng được oxy. Có rất nhiều cơ chế tham gia vào quá trình cung cấp oxy cho tổ chức, như sự thông khí, khả năng khuếch tán của phổi, sự tuần hoàn vận chuyển oxy bởi máu, sự khuếch tán qua màng tế bào vào tổ chức và quá trình hô hấp tế bào… Vì vậy, khi rối loạn ở một khâu nào đó trong các cơ chế kể trên, đều có thể dẫn tới thiếu oxy.
Bệnh thiếu oxy là tình trạng mà mô của bạn bị thiếu hụt oxy. Đôi khi tình trạng này được sử dụng để chỉ cả hai tình trạng thiếu oxy và thiếu oxy máu.
Thiếu oxy và thiếu oxy máu có thể là một triệu chứng của các bệnh khác làm cho người bệnh hít thở khó khăn và khó lưu thông máu. Mức oxy máu bình thường là khoảng 75-100 milimet thủy ngân (mmHg). Nếu như mức oxy máu của bạn dưới 60 mmHg thì có nghĩa là bạn đang bị thiếu oxy máu và cần thêm oxy cho cơ thể.
Dấu hiệu của bệnh thiếu oxy
Dấu hiệu thiếu oxy giai đoạn đầu: Gián đoạn giấc ngủ do khó thở trong khi ngủ
Các triệu chứng của bệnh thiếu oxy khác nhau ở mỗi người:
Triệu chứng và dấu hiệu của thiếu oxy do núi cao phụ thuộc vào độ cao và sức chịu đựng của mỗi người, các yếu tố như mệt mỏi thể chất, lạnh hoặc nắng nóng. Khi lên cao trên 3000m, bạn sẽ thấy các dấu hiệu thiếu oxy giai đoạn đầu như hưng phấn thần kinh, trạng thái kích thích, khoan khoái, hay cười nói…. Lên cao trên 4000m dấu hiệu rõ rệt hơn, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi thất thường, kém trí nhớ, khó thở, tím tái, rối loạn hô hấp…
Các dấu hiệu sớm nhất là:
+ Các rối loạn thần kinh như nhức đầu, giảm trí nhớ, phản xạ chậm chạp, lú lẫn.
+ Các vấn đề về hô hấp: khó thở, thở nhanh, ho và khò khè
+ Các vấn đề về tim mạch: tim đập nhanh, yếu, có thể rối loạn nhịp tim…
+ Các thay đổi về màu da của bạn: Từ màu xanh sang màu đỏ anh đào
+ Các vấn đề khác: buồn nôn, hoa mắt; rối loạn thính giác nghe kém, ù tai, nôn
Cần gặp bác sĩ khi nào?
Bạn nên đến bác sĩ ngay nếu đột ngột bị khó thở dữ dội gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, hoặc bị khó thở nặng kèm với ho, thở nhanh và ứ nước trong cơ thể.
+ Bạn cảm thấy khó thở sau khi phải dùng sức, kể cả khi thực hiện các hoạt động nhẹ hoặc thậm chí là nghỉ ngơi
+ Chứng khó thở của bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bạn tập thể dục hoặc khi bạn đang hoạt động thể chất
+ Gián đoạn giấc ngủ do khó thở trong khi ngủ, đây có thể là một triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ
Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu oxy
Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng thiếu oxy cho cơ thể như thiếu oxy do hô hấp; thiếu oxy do bệnh lý; thiếu oxy do rối loạn hô hấp tế bào. Cụ thể
Thiếu oxy do hô hấp
Chúng ta bị thiếu oxy do hô hấp trong trường hợp không khí loãng, không đủ oxy cho cơ thể hô hấp khi chúng ta bay lên cao (đi máy bay), leo núi hoặc sống trên núi… Khi đó bạn có thể mắc:
Bệnh độ cao:
Là hiện tượng thiếu oxy cấp tính khi chúng ta lên cao đột ngột trên 3000m hoặc bay cao trên mức giới hạn mà không có hoặc bị hỏng bình oxy
Bệnh núi cao:
Là hiện tượng thiếu oxy cấp khi bạn leo lên núi cao trên 3000m như đi du lịch, leo núi
Dấu hiệu thiếu oxy giai đoạn đầu
Bệnh núi cao là hiện tượng thiếu oxy cấp khi bạn leo lên núi cao trên 3000m như đi du lịch, leo núi
Thiếu oxy do nguyên nhân bệnh lý
+ Do rối loạn tuần hoàn tại chỗ hoặc toàn thân:
Tất cả các trường hợp giảm huyết áp động mạch, giảm cung lượng máu tới tổ chức đều dẫn tới cảm giác thiếu oxy thở như suy tim, sốc, mất máu nhiều…
+ Do “shunt” tĩnh mạch-động mạch:
Khi một phần máu tĩnh mạch không được trao đổi khí đổ thẳng vào máu động mạch, làm giảm độ bão hòa oxy máu động mạch, gọi là “shunt”. Các “shunt” bệnh lý thường gặp gồm: các vùng phổi không được lưu thông khí (xẹp phổi, viêm phổi…), các chỗ thông phồng động mạch, máu u mạch máu, các bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất…
+ Do bệnh lý của huyết cầu tố:
Thiếu máu có giảm số lượng hồng cầu và lượng huyết cầu tố ảnh hưởng đến vận chuyển oxy tổ chức. Bệnh huyết cầu tố là những bệnh di truyền do rối loạn tổng hợp huyết cầu tố bình thường (HbA) gây xuất hiện các huyết cầu tố bệnh lý (HbS hoặc HgF) làm thay đổi chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu;
+ Nhiễm độc CO:
Phát sinh khi tăng nồng độ khí CO trong khí thở trong các trường hợp lao động, trong nhà máy có khí than chưa đốt cháy hoàn toàn,… Nồng độ khí CO chỉ cần đạt 0,1-0,2% là có thể gây nhiễm độc cấp, nếu hít thở lâu dài với nồng độ thấp 0,05% sẽ gây nhiễm độc mãn và những rối loạn tâm thần kinh kéo dài. Ngoài gây bệnh thiếu oxy, CO còn gây ức chế hô hấp tế bào và nhiều biến đổi chức phận cơ thể;
+ Nhiễm độc Methemoglobin:
MetHb là một dẫn xuất oxy hóa của hemoglobin, bình thường có rất ít trong máu (từ 0-0,2%), và có hệ men khử nên không gây ảnh hưởng gì với cơ thể. Trong các trường hợp nhiễm độc một số chất có tác dụng oxy hóa Hb, MetHb được tạo thành quá nhiều, lại là một hợp chất vững bền chứa Fe+++ nên không có khả năng vận chuyển oxy và gây cảm giác thiếu oxy thở nghiêm trọng.
+ Thiếu oxy do nguyên nhân tổ chức
Tổ chức không sử dụng được oxy khi có rối loạn hô hấp tế bào. Hô hấp tế bào là một quá trình oxy hóa- khử phức tạp, tiến hành nhờ hệ thống men hô hấp được phân thành những phản ứng dây chuyền liên quan chặt chẽ với nhau:
Phản ứng tách H được thực hiện nhờ các men tách H (dehydraza hay dehydrogennaza), men này dễ bị hỏng ở nhiệt độ trên 55oC và bị ức chế bởi các loại thuốc ngủ babiturat, trong thành phần có sinh tố
Phản ứng chuyển H tiếp sau đó nhờ các men coenzym I và II (DPN= diphotphoric nucleotit và TPN trihotphoric nucleotit) và thành phần có sinh tố PP, rồi chuyển tiếp nhờ men flavopretoin thành phần có sinh tố B1 đều dễ bị các chất Fluorua, cyanua ức chế
Phản ứng chuyển điện tử nhờ các men oydafa, hệ cytocram và cytocrom oydaza. Các men này dễ bị các chất cyanua, As, H2S ức chế
Một số bệnh khác dẫn đến tình trạng thiếu oxy như:
+ Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD);
+ Bệnh tràn khí màng phổi;
+ Viêm phế quản;
+ Phù phổi (dịch trong phổi);
+ Thiếu máu – các tế bào máu đỏ mang oxy thiếu hụt hoặc ngộ độc xyanua.
+ Thiếu oxy có thể là kết quả từ một cơn hen suyễn nặng. Trong cơn hen suyễn đó, đường thở của bạn thu hẹp đáng kể làm không khí vào phổi rất khó khăn.
+ Thiếu oxy do các loại thuốc chẳng hạn như thuốc giảm đau mạnh và các loại thuốc khác….
Như vậy dù chỉ một khâu trong chuỗi phản ứng này bị rối loạn, quá trình hô hấp tế bào cũng không thực hiện được. Do đó, mặc dù oxy được cung cấp đầy đủ, tổ chức cũng không sử dụng được oxy.
Chẩn đoán thiếu oxy trong cơ thể
+ Các bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách đánh giá lượng oxy hiện diện trong khí máu bằng cách sử dụng máy đo SpO2 (thiết bị y tế kẹp ngón tay để đo) hoặc đo trực tiếp trên các mẫu máu lấy từ động mạch. Lượng oxy bình thường là khoảng 95% đến 100%. Nếu mức độ oxy được định giá ở mức 90% hoặc thấp hơn, bệnh nhân có thể đang trong tình trạng thiếu oxy.
+ Làm các xét nghiệm để kiểm tra xem liệu có vấn đề tiềm ẩn nào khác gây nên tình trạng thiếu oxy như ngộ độc khí carbon monoxide. Có thể đo chức năng phổi cùng với các xét nghiệm khác để xác định một số nguyên nhân không giải thích được của tình trạng bão hòa oxy thấp.
Điều trị thiếu oxy
+ Các bác sĩ có thể sử dụng một mặt nạ che mũi và miệng hoặc một ống nhỏ đưa vào trong mũi để cung cấp oxy.
+ Nếu việc này không thể làm cho mức oxy trở lại bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc hít hoặc thuốc hen suyễn để thở dễ dàng hơn. Nếu những việc này cũng không hiệu quả, bạn có thể được truyền thuốc qua đường tĩnh mạch ở cánh tay (IV). Bạn cũng có thể dùng thuốc steroid trong một thời gian ngắn để giảm tình trạng viêm ở phổi.
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…