Khỏe đẹp

Cô gái suýt mất mũi vì tiêm filler trúng tĩnh mạch

Tiêm filler nâng mũi

Biến chứng xảy ra sau khi Thanh Hà (Hưng Yên) tiêm filler nâng mũi tại một cơ sở spa gần nhà.

Mong muốn sở hữu mũi cao, thanh thoát mà không cần phẫu thuật, Nguyễn Thanh Hà (27 tuổi, Hưng Yên) đã tin tưởng một spa gần nhà và đồng ý tiêm chất làm đầy (filler) vào vùng mũi. Ngày thứ 2 sau khi làm đẹp, mũi chị Hà bắt đầu có hiện tượng sưng đỏ, dần chuyển sang bầm tím. Chị được spa này giải thích đây là hiện tượng bình thường và chờ cho mũi hết sưng.

Ngày thứ 5, tình trạng mũi không được cải thiện, thậm chí tiến triển nặng hơn và có dấu hiệu hoại tử. Quá lo sợ, bệnh nhân lập tức về Hà Nội thăm khám và kiểm tra.

Cô gái suýt mất mũi vì biến chứng. Ảnh: BSCC

Bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Hoàng Hà (tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội), người điều trị biến chứng sau thẩm mỹ cho Hà, chia sẻ bệnh nhân bị tiêm filler trúng tĩnh mạch nên bị tắc mạch máu, không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hoại tử, khó giữ lại phần mũi.

Bệnh nhân đã được tiêm tan và truyền kháng sinh hàng ngày. Sau 5 ngày điều trị, phần mũi của Hà đã bớt bầm tím, sưng tấy và dần hồi phục trở lại.

Chuyên gia thẩm mỹ này cũng cho biết tiêm filler có ưu điểm là thực hiện nhanh chóng, chỉ 10-15 phút có thể tạo được sống mũi cao không cần phẫu thuật, nghỉ dưỡng nên được rất nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại một số hạn chế như không khắc phục được nhược điểm vùng đầu mũi, cánh mũi. Tiêm chất làm đầy tại các cơ sở không đảm bảo, chưa được cấp phép có thể bị nhiễm trùng do vô trùng kém.

Tiêm filler nhầm vào mạch máu, tĩnh mạch gây tắc mạch máu cho những cơ quan khác như mù mắt là biến chứng nguy hiểm nhất. Vì vậy, kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện, không tiêm tại spa hay những nơi không có biển hiệu, chứng nhận hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ.

Tiêm filler vào sống mũi không được quá 1 cc, vùng đầu mũi là 0,3 cc. Tiêm quá liều sẽ làm căng da, chèn mạch máu gây thiếu máu các cơ quan kế cận, trong thời gian dài dẫn đến nhiều nguy cơ khôn lường.

Filler chỉ an toàn nếu tiêm đúng kỹ thuật, đánh giá đúng tình trạng cơ thể và liều lượng thích hợp.

Yhocvn.net (Theo zing)

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago