Chứng hay quên không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà ngày càng có xu thế trẻ hóa. Tuy rất khó điều trị nhưng bạn có thể cải thiện và phòng tránh được nó bằng cách cân bằng những thói quen trong cuộc sống hằng ngày.
Cuộc sống hiện đại với nhiều căng thẳng, áp lực công việc, thiếu ngủ là những nhân tố tác động trực tiếp làm suy giảm trí nhớ của bạn dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa. Dấu hiệu của chứng hay quên đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng nếu bạn bỏ qua sẽ khiến nó trầm trọng hơn.
Ảnh minh họa |
Bạn đã từng quên tắt bếp nấu canh khi đang nấu món mặn? Hay gọi thêm một ly nước mà không nhận ra bạn vừa uống xong một ly tương tự. Có thể bạn sẽ quên tên của một đứa cháu nhưng ký ức về đứa trẻ vẫn sống động. Và người nhà đã phải nhắc nhở bạn vì để đồ đạc ở những nơi không phù hợp.
Ví dụ như một ấm đun nước dưới giường hoặc một chiếc ví trong tủ lạnh. Dù đi đâu, bạn cũng cảm thấy bị mất phương hướng về thời gian và địa điểm. Đó là những dấu hiệu ban đầu của bệnh suy giảm trí nhớ ngắn hạn Alzheimer.
Tuy nhiên, bộ nhớ dài hạn thường không bị ảnh hưởng. Những người bị bệnh Alzheimer không thể chuyển đổi những ký ức ngắn hạn sang dài hạn. Do đó, họ quên đi các ký ức ở hiện tại.
Đây là căn bệnh rất khó để điều trị nhưng mọi người có thể phòng tránh nó bằng cách cân bằng lại cuộc sống của mình theo hướng khoa học. Đó là sự kết hợp những thói quen lành mạnh, bao gồm cả ăn uống đúng cách, tập thể dục, rèn luyện tinh thần hay hoạt động xã hội và giữ căng thẳng trong tầm kiểm soát.
Hãy thực hiện những nguyên tắc dưới đây để phòng chống suy giảm trí nhớ:
– Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế các món ăn nhiều chất béo động vật, thực hiện chế độ ăn với cá biển và dầu ô liu. Đồng thời, ăn nhiều rau củ và trái cây.
– Kiểm soát căng thẳng: Tập hít thở đều, thiền định hay chơi đùa vui vẻ với con cháu là những cách giảm căng thẳng hiệu quả.
– Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện các bài tập dưỡng sinh hoặc yoga khoảng 150 phút mỗi tuần để giữ cho tim khỏe, đảm bảo lưu thông máu não và khả năng phối hợp vận động được rèn luyện.
-Chất lượng giấc ngủ: Ngủ đúng giờ, đủ giấc để bộ não không mệt mỏi và được thư giãn.
– Một đời sống tích cực: Tham gia các hoạt động tình nguyện hay câu lạc bộ, trò chuyện với bạn bè, hàng xóm, đi đến những nơi công cộng để cải thiện đời sống tinh thần. Những lúc bạn tỏ ra u buồn, trầm uất, tự kỷ sẽ càng làm cho sự suy giảm trí nhớ diễn ra nhanh chóng mà thôi.
– Tăng hoạt động não: Học ngoại ngữ, chơi nhạc cụ, chơi cờ hay giải đố ô chữ là những cách rèn luyện độ nhạy bén của trí não.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…