Ung thư ruột là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm phổ biến trong xã hội hiện đại do thói quen ăn, uống… gây nên. Đặc điểm của căn bệnh này là khi được phát hiện sớm, cơ hội sống sót sẽ cao hơn. Vì vậy, thay vì lo lắng bệnh sẽ đến bất cứ lúc nào, chúng ta hãy cùng thực hiện những phương pháp phòng ngừa ung thư ruột hiệu quả nhất.
Đặc tính của bệnh ung thư ruột
Ung thư ruột là căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, cao niên. Thống kê cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc căn bệnh này ở độ tuổi từ 60 trở lên.
Các triệu chứng của ung thư ruột phụ thuộc vào vị trí của khối u nằm bên trong cơ thể với những dấu hiệu không rõ ràng.
Tuy nhiên khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đi ngoài ra máu, mệt mỏi, sờ thấy u cục và đau ở vùng bụng, thay đổi thói quen ruột, giảm cân…cũng được xem là một trong những dấu hiệu đang lưu ý.
Phương pháp phòng ngừa ung thư ruột
Duy trì chế độ ăn lành mạnh
Điều tiên quyết trong phòng bệnh ung thư ruột là đảm bảo hấp thu đủ chất xơ trong chế độ ăn từ những thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau quả.
Nguyên nhân do chất xơ giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru và việc uống đủ nước giúp chất xơ hấp thu vào cơ thể hiệu quả hơn. Đặc biệt do rau quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Lời khuyên: Giảm ăn thịt đỏ và thực phẩm chế biến.
Uống rượu vừa phải
Không như thuốc lá, rượu được khuyến khích uống vừa phải để bảo vệ hệ thống tiêu hóa.
Nguyên nhân do khi bớt chè chén sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều bệnh khác không chỉ ung thư ruột.
Bỏ thuốc lá
Bỏ thuốc lá nghe có vẻ “quá khó” với các quý ông. Tuy nhiên các chuyên gia phân tích khi thường xuyên hút thuốc lá chúng ta sẽ đối mặt với nhiều loại bệnh và rủi ro sức khỏe, đặc biệt là ung thư ruột.
Theo ước tính có 8% trường hợp ung thư ruột có liên quan đến hút thuốc do người hút thuốc có xu hướng phát triển các polyp trong ruột – nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục bao giờ cũng được khuyến nghị bởi hoạt động thể chất rất tốt cho sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch. Vận động không chỉ có tác dụng đốt bỏ calorie thừa, tránh tăng cân mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt nhiều nghiên cứu cho thấy những người có hoạt động thể chất tích cực hơn có rủi ro mắc bệnh UT ruột thấp hơn.
Lời khuyên: Tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
Tầm soát và kiểm tra sức khỏe
Song hành với các phương pháp trên, cách tốt nhất giúp chúng ta phòng bệnh là tầm soát và kiểm tra sức khỏe 3 tháng/lần.
Những con số phản ánh từ thực tế cho thấy tầm soát sức khỏe thường xuyên là chìa khóa làm tăng cơ may sống sót bởi có thể chẩn đoán và phát hiện ra bệnh từ thời gian đầu. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường gồm có máu trong phân, có khối u, đau hay những thay đổi trong thói quen đi vệ sinh cần đi khám bác sĩ ngay để đảm bảo cơ thể vẫn ổn định.
Theo Thanhnien.vn
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…