Categories: Sức khoẻ

Chuyên gia cảnh báo thói quen xấu của dân văn phòng gây hại cho thận

Ngại uống nước, lười đi tiểu là một trong những thói quen xấu của dân văn phòng dễ gây hại cho thận và sinh sỏi tiết niệu.

Bệnh sinh ra do lười uống nước

Làm kế toán của công ty xây dựng cho nên công việc khá bận rộn khiến cho chị Nguyễn Thúy Lan (32 tuổi, Hà Nội) chỉ thỉnh thoảng mới đứng lên lấy nước uống. Chị Lan chỉ cầm cốc uống nước khi thấy khát. Chị Lan cho hay mỗi một ngày chị chỉ uống được 3-4 cốc nước/ngày.

Nhiều lúc buồn tiểu nhưng chị Lan vẫn phải cố chịu, để làm cho xong công việc mới đi. Thói quen lười uống nước, nhịn đi tiểu đã khiến cho chị Lan bị sỏi tiết niệu mà không hay biết. Trong một lần khám bệnh định kỳ của cơ quan chị Lan tình cờ phát hiện bị mắc sỏi thận.

Ít uống nước dẫn tới lắng đọng cặn thận gây ra sỏi, ảnh minh họa.

Mỗi lần uống nước là chị Thùy Dung (Hà Đông, Hà Nội) lại buồn đi tiểu, nhất là những hôm trời râm mát dù uống rất ít nước chị vẫn đi tiểu nhiều. Cũng vì vậy mà chị nghĩ ra cách uống ít nước đi để đỡ phải đi tiểu. Từ ít uống nước chị Thùy Dung đã trở nên lười uống. Vì vậy, chị đã phải nhập viện điều trị sỏi thận khi có dấu hiệu tiểu ra máu, đau bụng dữ dội.

Theo PGS.TS Đỗ Gia Tuyển, Trưởng khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới bệnh thận và sỏi thận tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và niệu đạo). Lười uống nước, ít đi vệ sinh cũng là một trong yếu tố dễ gây ra sỏi tiết niệu và bệnh thận. Bệnh thường dễ gặp ở dân văn phòng có thói quen tập trung làm việc cao độ ít để ý tới việc uống đủ nước.

“Những người uống nước ít, hoặc lao động nặng nhọc dưới thời tiết nắng nóng… khiến cho việc bài tiết nước tiểu ít, làm tăng nguy cơ lắng đọng cặn thận và gây ra sỏi tiết niệu và bệnh về thận”, PGS.TS Đỗ Gia Tuyển nói.

Bệnh nhân khi đã bị sỏi tiết niệu rất dễ bị tái phát lại sau 5-10 năm. Nguyên nhân của việc tái sỏi có liên quan tới yếu tố vùng miền, nhiễm trùng đường tiểu, trường hợp bị dị dạng đường tiểu đã lấy sỏi nhưng không được phẫu thuật dị dạng đường tiết niệu thì nguy cơ sỏi tái lại rất nhanh.

Những biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng của bệnh sỏi tiết niệu không phụ thuộc vào kích thích sỏi muốn phát hiện được bệnh thận và sỏi tiết niệu cần phải đi khám định kỳ. Biểu hiện dễ thấy khi bệnh nhân có sỏi như: đái ra máu, cơn đau quặn thận.

Bệnh nhân khi đã bị sỏi tiết niệu rất dễ bị tái phát lại sau 5-10 năm.

PGS.TS Đỗ Gia Tuyển cho hay: “Sỏi tiết niệu nếu không được điều trị sẽ dễ gặp phải những biến chứng suy thận cấp do sỏi, sỏi gây đái máu, nhiễm trùng, đau quặn, ứ mủ thận. Biến chứng mãn tính: suy thận, suy thận do tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu dẫn xuống bàng quang, suy thận mãn do sỏi”.

Cách phòng tránh sỏi tiết niệu mọi người cần phải đi siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu, uống đủ 2 lít nước/ngày. Tránh những can thiệt không cần thiết vào đường tiểu như: bệnh nhân đặt xông, nhiễm trùng đường tiểu (khi có nhiễm trùng phải điều trị nhiễm trùng).

“Với người già bị sỏi tiết niệu 1 bên thì cần phải lưu ý tình trạng nhiễm trùng, hoặc trào ngược bàng quang. Người già bị sỏi 2 bên cần phải đi tìm nguyên nhân thứ phát có bị bệnh Gút hay không. Người trẻ bị sỏi một bên cần kiểm tra có dị dạng đường tiết niệu (dị dạng bàng quang, bể thận…). Người trẻ bị sỏi thận 2 bên cần chú ý tới nguyên nhân chuyển hóa bị can xi máu, rối loạn đào thải can xi”, PGS.TS Đỗ Gia Tuyển nói.

Bác sĩ Đỗ Gia Tuyển cũng khuyến cáo, hiện nay, có nhiều cây thuốc được tung hô có thể điều trị được sỏi thận, bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý dùng. Khi có những dấu hiệu đái ra máu, đau quặn bụng thì cần phải đi khám để được bác sĩ tư vấn. Việc tự ý dùng thuốc nam điều trị sỏi tiết niệu có thể gây ra hậu họa khôn lường, thận bị suy, thậm chí có những trường hợp đã bị tử vong.

Một năm Khoa Thận tiết niệu điều trị nội trú trên 3.000 lượt bệnh nhân/ năm. Khám ngoại trú tại khoa 20.000 bệnh nhân nội trú. Dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng số lượng người mắc sỏi thận ở Việt Nam rất cao. Những trường hợp vào điều trị nội trú tại bệnh viện thường đã có những biến chứng.

Ngọc Minh

  • Lưu ý cho người muốn tránh sỏi thận
  • Uống sữa buổi tối dễ gây sỏi thận
  • Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày để ngăn ngừa sỏi thận?

    Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

    Tòa soạn Emdep.vn

    Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

    Điện thoại: 0437959783

    Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

    Hotline:0914926900

    Nguồn: Emdep

    adminyhoc

    Recent Posts

    Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

    Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

    2 days ago

    Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

    Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

    3 days ago

    Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

    Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

    4 days ago

    Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

    Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

    1 week ago

    Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

    Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

    1 week ago

    Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

    Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

    1 week ago