Categories: Thuốc

Chữa suy nhược cơ thể bằng cá trạch

Người xưa thường dùng trạch để chữa các chứng bệnh như tiêu khát (đái tháo đường), dương nuy (liệt dương), trĩ, viêm gan, mụn nhọt, lở loét ngoài da.

Trạch là loài cá đồng rất dễ chế biến, thông thường khi bắt về được làm sạch nhớt, có thể rán hoặc kho tỳ ý. Theo quan niệm của y học cổ truyền, cá trạch có vị ngọt, tính bình, có công dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận, trừ thấp, làm hết vàng da, cầm đi lỏng và có lợi cho dương sự. Các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Tùy tức cư ẩm thực phổ, Trấn nam bản thảo, Y học nhập môn, Thánh tễ tổng lục… đều nói rất kỹ về công dụng của cá trạch. Người xưa thường dùng trạch để chữa các chứng bệnh như tiêu khát (đái tháo đường), dương nuy (liệt dương), trĩ, viêm gan, mụn nhọt, lở loét ngoài da.

Sau đây là những bài thuốc được dùng:

– Chữa đái tháo đường: Cá trạch phơi khô đốt thành than để chữa bệnh đái tháo đường cách chế biến như sau: lấy 10 con cá trạch bỏ đầu đuôi, làm sạch phơi khô, đem đốt thành than tán bột. Lá sen tươi cũng đem phơi khô tán bột. Khi dùng lấy hai thứ với lượng bằng nhau, trộn đều, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ.

Chữa suy nhược cơ thể: Bài thuốc này có công dụng bổ tì vị, bổ huyết, dùng thích hợp cho những người suy nhược cơ thể, gầy yếu, thiếu máu, trẻ em suy dinh dưỡng… Cá trạch 120g , đem rán vàng, các vị thuốc gồm: hoàng kỳ 15g, đảng sâm 15g, hoài sơn 30g, đại táo 15g, gừng tươi 5g. Tất cả đem nấu kỹ, lấy nước, bỏ bã, chia dùng vài lần trong ngày.

– Dùng cho người viêm gan tiểu tiện không thông: Món này giúp bổ tỳ vị, trừ thấp, dùng thích hợp cho người bị viêm gan, vàng da, tiểu tiện không thông. Cá trạch, 250g, 0,5kg đậu phụ. Cá trạch làm sạch, bỏ đầu đuôi, đậu xắt miếng đem nấu chín rồi cho cá trạch vào, đun sôi một lát là được, thêm hành, gừng tươi và gia vị, dùng làm canh ăn.

– Dùng cho người liệt dương: Cá trạch 250g , cùng mỡ lợn, hạt tiêu và gia vị vừa đủ. Tất cả đem nấu dạng canh để dùng. Có thể cho thêm tôm sống tươi 30g và một chút rượu vang. Dùng liên tục món này trong nửa tháng sẽ giúp bổ thận, trợ dương, có lợi cho dương sự, dùng thích hợp cho người bị liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.

BS. Nguyễn Thị Hương

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

9 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

4 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago