Nếu muốn làm sạch máu và giảm mỡ máu, hãy thêm vào một nắm gạo lứt và gạo đen
Đối với chứng mỡ máu cao hay bệnh tiểu đường thì gạo lứt vẫn luôn là lựa chọn lý tưởng nhất trong số các loại thực phẩm chính. Gạo lứt ngoài tác dụng giảm cholesterol, điều tiết đường trong máu thì đồng thời nó còn có hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch và các cơ quan khác.
Ngoài ra, cho thêm một ít gạo lứt vào gạo nấu cơm còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, từ đó đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe não bộ, ngăn ngừa ung thư và làm sạch huyết dịch trong cơ thể.
Trong khi đó, gạo thông thường để nấu cơm hàng ngày nếu được gia công quá mức thì một lượng dinh dưỡng trong đó sẽ bị mất đi khá nhiều. Đặc biệt, hàm lượng vitamin nhóm B trong gạo đen cao gấp 4 lần so với gạo trắng. Nhóm vitamin này hiện là nguyên tố dễ bị thiếu do thói quen ăn uống thực phẩm tinh chế của con người hiện nay.
Vì vậy, có thể thấy, chỉ cần một nắm gạo lứt và gạo đen trộn với gạo trắng nấu cơm thì bạn đã cải thiện đáng kể những dưỡng chất thiếu hụt và tăng cường làm sạch máu hiệu quả.
Nếu muốn huyết áp bình ổn và bồi dưỡng ngũ tạng, hãy thêm vào một ít các loại đậu
Bất kể là đậu đen, đậu đỏ, đậu ván hay đậu nành, nhìn từ góc độ y học hiện đại thì hàm lượng protein và khoáng chất trong các loại đậu đều là nguồn gốc dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe con người.
Thành phần axit béo và không no cùng với các khoáng chất phong phú như canxi, magie, kali v.v… trong đậu rất thích hợp cho việc kiểm soát mỡ máu, ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch.
Theo Đông y, màu sắc các loại đậu có thể làm căn cứ để biết chúng có lợi nhất đối với cơ quan nào trong cơ thể con người. Ví dụ:
Đậu đỏ “nhập” tim nên được gọi là ngũ cốc của trái tim, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Đậu đen “nhập” thận nên là thực phẩm an toàn nhất để bổ thận mà bạn có thể dùng hằng ngày.
Đậu xanh “nhập” gan nên có thể dùng như loại dược liệu giúp mát gan, sáng mắt, hạ hỏa, giải độc cực tốt v.v…
Nếu muốn kiện tỳ vị, bảo vệ trái tim, hãy thêm vào một nắm đại mạch hay yến mạch
Đại mạch “nhập” hai kinh tỳ vị nên có tác dụng ổn định dạ dày, làm thông ruột, lợi tiểu. Người thường xuyên bị tiêu hóa không tốt, nước tiểu vàng, tỳ hư v.v… có thể ăn một lượng nhiều hơn người bình thường.
Yến mạch lại là nguồn nguyên liệu được các quốc gia luôn khuyến cáo cho công tác bảo vệ sức khỏe trái tim và mạch máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư hiệu quả và giúp con người kéo dài tuổi thọ.
Do đó, chỉ cần một nắm đại mạch hoặc yến mạch cho vào nồi cơm mỗi ngày là bạn đã góp phần duy trì một sức khỏe tối ưu, chưa kể hương vị của nguồn nguyên liệu phụ này còn giúp tạo cảm giác lạ miệng và ăn ngon hơn.
Nếu muốn tăng độ mềm dẻo thơm ngon và thúc đẩy tiêu hóa, hãy thêm một ít giấm ăn
Cho thêm vài giọt giấm ăn vào gạo nấu cơm có thể tăng hương vị cho nồi cơm của bạn, các hạt cơm căng mẩy, sáng bóng, khi nhai có cảm giác mềm dẻo rất ngon miệng.
Ngoài ra, lợi ích của giấm ăn không chỉ ở đó, nó còn giúp thúc đẩy tiêu hóa cho người tiêu hóa kém, đặc biệt là với người lớn tuổi, giảm gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất hiệu quả hơn.
Thiện Duyên – Nguồn: aboluowang, chuansong
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…