Khả năng phân tích hạn chế, kỹ năng lao động còn nhiều lúng túng, chưa khéo léo nên trẻ em khó tránh khỏi sai lầm và không hoàn thành nhiệm vụ. Những lúc như vậy cần được cha mẹ người lớn và cô giáo hướng dẫn giúp đỡ.
Một bé gái rất thích các hình ảnh trong sách Tiếng Việt. Bé đã lấy kéo cắt hình và làm đồ chơi. Khi mẹ kiểm tra con học bài thì thấy sách đã bị cắt rất nhiều trang.
Mẹ mắng con ngu dốt phá hoại, sách mua mất bao nhiêu tiền mà con lại phá như vậy và nổi nóng đánh con. Ngày hôm sau khi con làm bài tập Tiếng Việt thì dở sách giáo khoa ra thì nội dung cần đọc đã bị cắt không còn nữa, mẹ tiếp tục mắng con thấy ngu chưa?
Lời phê bình như vậy chỉ mang tính kích thích cá nhân, chỉ nhằm vào tính cách của trẻ mà không giúp con nhận ra lỗi và hướng khắc phục.
Hay đứa trẻ vô tình làm vỡ chiếc bình đựng nước, người mẹ trách mắng sao con hậu đậu thế chẳng làm việc gì nên hồn cả, đụng vào đâu là đổ vỡ đó, đồ vô tích sự phá hoại.
Lời phê bình này có thể khiến trẻ ngộ nhận mình làm vỡ bình là do kém khả năng không cẩn thận và không khéo léo, đúng như mẹ nói mình là đồ vụng về và đứa vô tích sự, từ đó khiến trẻ nản lòng, mất tự tin đối với việc khắc phục khó khăn, giải quyết vấn đề.
Sau này đứng trước khó khăn, có khả năng trẻ không muốn khắc phục, có khi còn từ bỏ, bời vì trẻ đã chấp nhận điều kết luận của người mẹ, mất đi lòng tin mình có thể làm tốt.
Cách làm đúng là giúp trẻ nhận ra sai lầm, phân tích rõ nguyên nhân và dạy cho trẻ biết cách tránh mắc phải sai lầm khuyến khích trẻ sửa sai. Tốt nhất khi chưa đồng nhất cách giáo dục con bố mẹ nên bàn bạc riêng tránh để trẻ nhìn và nghe thấy bất đồng đó.
Trong tình huống này người mẹ có thể sử dụng phương pháp khác lại hiệu quả hơn. Ví dụ thái độ tiếc nuối và nói với trẻ rằng con nghĩ chiếc bình nước này có gắn lại được không? Nếu không thì tiếc quá, con có thể giúp mẹ (hoặc giúp cô) tìm ra cánh nào không?
Khi phạm lỗi, trẻ sẽ rất hoảng và sợ hãi, lo lắng, những câu nói của người lớn này sẽ giúp trẻ xóa bỏ tâm lý sợ hãi mà chỉ ra sai lầm mình vừa mắc phải. Từ đó trẻ sẽ nghĩ ra nhiều cách: Lấy băng dính dán lại hoặc cứ thế ghép lại…
Lúc này người lớn nên thử làm với trẻ vài cách, từ đó trẻ sẽ nhận ra đồ thủy tinh đã vỡ là không gắn lại được, đứng trước bình nước đứa trẻ sẽ xin lỗi lần sau sẽ cẩn thận hơn… Người lớn cần nói với trẻ lần sau làm việc gì con cũng nên cẩn thận nhé. Trẻ sẽ nhớ mãi lời nhắc nhở của người lớn.
Một sai lầm khác mà người lớn dễ mắc phải là sử dụng lời phê bình mang tính kích thích. Ví dụ: khi trẻ thích thú thay pin vào chiếc đèn lồng đồ chơi, nhưng chiếc đèn không sáng được nên trẻ nhờ bố mẹ giúp.
Vậy mà người bố lại không ghi nhận tinh thần độc lập của con mà còn khó chịu:“Sao lại thế này, lắp ngược rồi” và nhanh tay lắp lại cho con. Trẻ nhận được chiếc đèn lồng yêu thích nhưng lại mất đi sự nhiệt tình khám phá tìm tòi.
Cách phê bình này khiến trẻ thấy mình làm không đúng, nhưng người lớn lại không chỉ cho trẻ phải lắp như thế nào cho đúng để lần sau không lặp lại nên lần sau gặp phải vấn đề tương tự trẻ sẽ không biết giải quyết như thế nào và tiếp tục đi cầu cứu bố mẹ. Đứa trẻ đã mất đi niềm tin vào khả năng của chính bản thân mình.
Một đứa trẻ tô màu bức tranh và vẽ thêm chi tiết vào bức tranh trong vở bé tập tạo hình. Khi tô cách di màu của bé không trùng khít vào nhau mà còn bị chờm ra ngoài nhiều, vẽ thêm các chi tiết phụ nhưng lại vẽ quá to làm cho bố cục bức tranh không đẹp.
Người lớn phê bình là: Khi tô và vẽ thì con phải suy nghĩ tô từ đâu đến đâu và mình sẽ vẽ thêm chi tiết gì vẽ ở chỗ nào to hay nhỏ đã xong mới thực hiện chứ. Cách phê bình này có thể trẻ nhận ra những sai lầm nhìn thấy điểm chưa được của bức tranh.
Nếu người lớn nói tiếp là không sao đâu lần đầu tiên con vẽ những chi tiết phức tạp thì chưa thể đẹp được ngay, không lo con sẽ thử lại một lần nữa con đặt bút và vẽ các chi tiết ở vị trí thích hợp kích thước phù hợp với bố cục bức tranh (nên gợi ý chi tiết) con thử lại xem nào.
Lúc này trẻ sẽ suy nghĩ và thực hiện sau khi hoàn thành trẻ sẽ xóa bỏ được cảm giác tiêu cực thất bại lần trước mà còn có thêm được kỹ năng và có ý thức tư duy khắc phục khó khăn và tự tin hơn khi thực hiện các nhiệm vụ khác.
Bé mới đến lớp mẫu giáo, buổi đầu ăn cơm tại lớp bé tự xúc cơm ăn và bị đổ bát cơm xuống nền nhà, cô giáo mắng trẻ chỉ có việc ăn thôi mà cũng không xong thế thì còn làm được gì?
Trong trường hợp này, cô nên động viên ân cần an ủi trẻ không sao đâu con, cô sẽ lấy cho con bát cơm khác lần sau con cẩn thận hơn nhé, tay phải con cầm thìa, tay trái con giữ bát và xúc nhẹ nhàng không để rơi cơm và tránh không bị đổ bát. Con cẩn thận hơn một chút sẽ làm được như các bạn.
Người lớn nên thống nhất cách thức và phương pháp giáo dục trẻ: Khi trẻ phạm lỗi bố mẹ thường sai lầm là bất đồng trong quan điểm giữa bố và mẹ. Một bên phê bình một bên bênh vực khiến đứa trẻ không biết ai đúng ai sai, không chịu nghe lời ai.
Cách làm đúng là giúp trẻ nhận ra sai lầm, phân tích rõ nguyên nhân và dạy cho trẻ biết cách tránh mắc phải sai lầm khuyến khích trẻ sửa sai. Tốt nhất khi chưa đồng nhất cách giáo dục con bố mẹ nên bàn bạc riêng tránh để trẻ nhìn và nghe thấy bất đồng đó.
Cha mẹ, thầy cô luôn luôn phải là tấm gương sáng mẫu mực trong mọi hoạt động để trẻ noi theo. Khi người lớn, cô giáo mắc sai lầm và cần nhắc nhở góp ý rút kinh nghiệm cũng nên tránh to tiếng trước mặt trẻ. Lưu ý: Tuyệt đối không dùng hình phạt khi trẻ mắc lỗi.
Chưa có bình luận.