Categories: Sức khoẻ

Chảy máu não sau 15 phút uống 1 lon nước rất được yêu thích: Nhiều người lo cho con mình

Người đàn ông 57 tuổi bị chảy
máu não chỉ sau 15 phút uống một loại nước rất được người lớn, đặc biệt
là đàn ông và trẻ em yêu thích.

Người đàn ông chảy máu não ngay sau khi uống nước tăng lực

Một người đàn ông 57 tuổi đến từ Alabama, Mỹ nhập viện cấp cứu trong tình trạng bị ngứa râm ran, tê bì ở tay và chân phải, đồng thời gặp khó khăn khi đi bộ.

Qua
kiểm tra chụp CT, các bác sĩ thuộc Trường Đại học Alabama Birmingham
kết luận bệnh nhân này bị xuất huyết nhỏ gần đồi thị bên trái.

Bệnh nhân cho biết anh bị những triệu chứng trên chỉ sau 15 phút uống một loại nước tăng lực. Đây là lần đầu tiên anh uống loại nước tăng lực này. Tuy nhiên, thông tin về nhãn hiệu sản phẩm không được tiết lộ.

“Loại
nước tăng lực này có chứa nhiều chất bổ sung mà chúng tôi chưa biết sẽ
phản ứng như thế nào với nhau cũng như sự tương tác giữa các chất này
với caffeine.

Một số chất có cấu trúc giống các chất kích thích, được biết đến với khả năng kích thích hệ thần kinh giao cảm”, bác sĩ Anand Venkatraman, thuộc khoa Thần kinh học Đại học Alabama (Mỹ) đảm nhận nghiên cứu trường hợp trên cho biết.

Theo báo cáo, sự kết hợp của những thành phần khiến
cơ thể bệnh nhân rơi vào trong tình trạng căng thẳng cao độ. Điều này
đặc biệt nguy hiểm đối với những người có các mạch máu bị suy yếu vì nó
có thể làm tăng
huyết áp, tăng nguy cơ vỡ mạch máu gây xuất huyết bên trong.

Không chỉ các thành phần trong nước tăng lực mà định lượng của lon nước khiến cho nó trở nên nguy hiểm với người tiêu dùng.

Mặc
dù hầu hết các lon nước tăng lực có ghi rõ chứa 2 khẩu phần (1 khẩu
phần tương đương khoảng 255gr), nhưng hầu hết mọi người thường uống hết
nguyên 1 lon.

Bác sĩ Anand Venkatraman còn nhận định việc bệnh nhân đã uống liền một hơi hết lon nước tăng lực khiến cơ thể không kịp xử lý.

Nước tăng lực tác động tiêu cực đến tim và thận

Đây
được xem là trường hợp được ghi nhận bị tổn thương nghiêm trọng do nước
tăng lực nhưng từ trước tới nay, các nhà khoa học đều cảnh báo nhiều nguy cơ với sức khỏe từ các loại nước uống tăng lực.

Hiện
nay, nước tăng lực là một loại thức uống rất được yêu thích. Bởi vì
nhiều người nghĩ rằng đây là thứ “thần dược” có thể nhanh chóng lấy lại
sức lực và sự hưng phấn sau khi làm việc mệt mỏi.

Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em và thanh thiếu niên cũng sử dụng nước tăng lực thường xuyên hơn.

Theo
nghiên cứu, một lon nước tăng lực chứa 80mg cafein, một lượng lớn
taurine và các chất kích thích. Những chất này với hàm lượng nhỏ có thể
tạm thời xua tan mệt mỏi khi bạn làm việc với cường độ cao như chạy bộ,
tập luyện…

Ngoài ra, trong nước tăng lực có rất nhiều đường
(sẽ chuyển hóa thành glucose cung cấp năng lượng) chiếm đến 15 – 19%
trong khi nước ngọt có gas chiếm 10 – 12% đã là hàm lượng đường rất cao.

Đường
giúp cung cấp rất nhiều năng lượng cho hoạt động cơ bắp, caffeine kích
thích hệ thống thần kinh trung ương, giúp tỉnh táo, hưng phấn, tinh thần
sảng khoái hơn.

Thế nhưng, nếu dung nạp quá nhiều các chất không hề có thành phần dinh dưỡng thiết yếu này, bạn sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm.

Gần
đây, các cơ quan an toàn thực phẩm của nhiều nước, đặc biệt Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO), đã đánh giá việc lạm dụng nước tăng lực và xem đây là
nguy cơ rất lớn làm tổn hại sức khỏe cộng đồng.

1. Gây hại cho tim, tăng nguy cơ đột quỵ

Các chất kích thích, cafein và cocaine có trong nước tăng lực với hàm lượng lớn sẽ gây tăng cường áp lực lên hệ thống tim mạch.

Từ
đó khiến hệ tim mạch bị ảnh hưởng nặng nề, ít khả năng phòng tránh
bệnh, dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ nếu dùng quá nhiều tại một thời
điểm.

Các nhà nghiên cứu mới đây cảnh báo nước tăng lực có
nhiều caffeine sẽ làm thay đổi nhịp đập của tim và làm tăng nguy cơ tiềm
ẩn đối với các vấn đề về nhịp tim dẫn đến tử vong.

2. Gây hại cho thận

Khi
uống nước tăng lực, một lượng lớn chất đường và muối natri sẽ khiến cho
thận phải làm việc với cường độ và hiệu suất cực cao để có thể xử lý
hết các chất mà loại nước này đưa vào cơ thể.

Chính vì thế, thận
phải chịu một áp lực rất lớn khiến cho nó rơi vào tình trạng mệt mỏi,
suy kiệt. Nếu tình trạng này kéo dài, thận sẽ bị gây hại nghiêm trọng,
có thể dẫn đến suy thận.

3. Luôn bị hồi hộp, lo lắng

Lượng
lớn cafein có trong nước tăng lực khiến tim đập nhanh hơn, gia tăng các
cảm giác hồi hộp, bồn chồn, run rẩy dù bạn không hề có vấn đề đáng lo
lắng. Từ đó, bạn dễ bị kích động, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý.

4. Mất ngủ

Caffein khiến bạn bị mất
ngủ (do caffein gây kích thích) hoặc tim đập nhanh (caffein làm tăng
nhịp tim) gây khó chịu, hoặc tăng dịch vị dạ dày gây xót ruột.

5. Mất chất điện giải trong cơ thể

Đường
và muối natri có trong nước tăng lực không những gây hại thận mà còn
khiến cơ thể chậm hấp thu nước và không bù đắp lượng chất điện giải đã
tiêu hao.

Thiếu nước và chất điện giải sẽ dẫn đến rối loạn phân bố
nước và chât điện giải trong cơ thể làm giảm hiệu quả của vận động,
tăng nguy cơ chấn thương cho người uống.

6. Gây dị ứng

Đồ
uống chứa hàm lượng cafein cao dễ gây các vấn đề về sức khỏe như khô
môi, miệng, khô da, khó thở, ngứa, rộp da và nặng nhất là phát ban, mẩn
đỏ đi kèm các triệu chứng khó thở, buồn nôn.

Điều
này có nghĩa bạn đã bị dị ứng với loại đồ uống này. Không những thế,
nước tăng lực còn khiến cơ thể bạn trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị dị ứng
với thời tiết.


Theo Trí thức trẻ

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

10 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

11 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago