Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng các cơn co thắt hoặc nhu động ở thành cơ của đại tràng, tạng có chức năng vận chuyển thức ăn đã tiêu hóa xuống trực tràng quá mạnh hoặc quá yếu, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Tình trạng này, thường được gọi là IBS và có xu hướng ảnh hưởng đến những người dưới 45 tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và thường phổ biến hơn ở các bé gái.
Các triệu chứng chính của IBS là thay đổi thói quen đại tiện cùng với đau bụng hoặc co thắt sẽ hết sau khi đi ngoài. Ví dụ: một đứa trẻ mắc IBS có thể bị táo bón, trong đó phân trở nên cứng hoặc tiêu chảy, khiến phân lỏng, nát. Một số trẻ mắc các đợt tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhau.
Các triệu chứng khác của IBS ở trẻ em bao gồm đầy hơi, buồn nôn, nôn hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Hầu hết người lớn thỉnh thoảng gặp một số triệu chứng này, nhưng trẻ em mắc IBS có triệu chứng này trong ba tháng hoặc kéo dài hơn.
Các chuyên gia tiêu hóa chưa biết rõ nguyên nhân trẻ mắc IBS. Tuy nhiên, trẻ mắc IBS thường gặp các triệu chứng sau khi ăn một số loại thực phẩm hoặc trong những thời điểm căng thẳng. Trẻ em có tiền sử gia đình mắc IBS có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. IBS cũng có thể được kích hoạt bởi nhiễm trùng do virus và vi khuẩn trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non (SIBO).
Các triệu chứng của IBS có thể tương tự như các triệu chứng của tình trạng viêm mạn tính ở đường tiêu hóa, được gọi chung là bệnh viêm ruột. Bệnh viêm ruột bao gồm các tình trạng viêm nhiễm như bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các mô trong ống tiêu hóa.
Tuy nhiên, IBS là một hội chứng rối loạn, không phải một căn bệnh và không dẫn đến viêm nhiễm cũng như những tổn thương thực thể đối với niêm mạc ruột như tình trạng viêm ruột gây ra. Sau đây là một vài xét nghiệm để xác định tình trạng ở trẻ.
Khám sức khỏe
Khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ hỏi xem cha mẹ có tiền sử gia đình mắc hội chứng ruột kích thích IBS hay không và ghi lại bất kỳ triệu chứng hoặc thay đổi nào về tần suất đi tiêu của trẻ và độ đặc của phân. Bác sĩ cũng có thể sờ nắn bụng của trẻ để xác định xem trẻ có cảm thấy đau, thấy khối phân ở một số khu vực xung quanh rốn hay không.
Sổ theo dõi sức khỏe
Sổ theo dõi sức khỏe là một công cụ cho phép cha mẹ và trẻ nhận biết loại thực phẩm hoặc yếu tố có thể gây ra các triệu chứng IBS. Những tác nhân này có thể bao gồm một số loại thực phẩm, thời gian gây triệu chứng, khẩu phần của bữa ăn hoặc các việc gây căng thẳng. Bác sĩ có thể yêu cầu cha mẹ theo dõi những điều này trong sổ theo dõi sức khỏe trong hai đến ba tuần, điều này có thể giúp xác định các yếu tố liên quan.
Nội soi đại trực tràng
Bác sĩ có thể thực hiện khám nội soi đại trực tràng để tìm kiếm các dấu hiệu để loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa. Trong quá trình khám này, bác sĩ tiến hành thăm trực tràng để xác định xem tình trạng cơ hậu môn có bị căng hay không, điều này có thể xảy ra nếu trẻ thường xuyên rặn do táo bón.
Khi nội soi đại trực tràng bác sĩ cũng kiểm tra máu trong phân, các nguyên nhân có thể gây viêm đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu được sử dụng để tìm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm. Những xét nghiệm này đo số lượng tế bào máu trong một mẫu máu nhỏ của trẻ. Nếu trẻ được phát hiện có quá ít tế bào hồng cầu, trẻ có thể bị thiếu máu. Nếu thấy số lượng bạch cầu tăng cho thấy trẻ có thể bị nhiễm trùng hoặc nguyên nhân gây viêm khác.
Xét nghiệm tìm kháng thể transglutaminase trong mô, được tìm thấy ở những người mắc bệnh celiac. Những người mắc bệnh tự miễn dịch này không dung nạp gluten, một nhóm protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Kết quả xét nghiệm thường có sau khoảng một tuần.
Kiểm tra phân
Xét nghiệm phân có thể cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn hoặc độc tố do ký sinh trùng hoặc các sinh vật khác tạo ra. Phân cũng có thể được kiểm tra mức độ bạch cầu tăng cao, điều này có thể cho thấy trẻ bị nhiễm trùng hoặc viêm ở đường tiêu hóa. Kết quả kiểm tra thường có trong khoảng một tuần.
Nếu có máu trong phân hoặc các dấu hiệu viêm khác, bác sĩ có thể đề nghị nội soi để tìm dấu hiệu của tình trạng viêm đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh viêm loét đại trực tràng.
Xét nghiệm hơi thở hydro
Một số trẻ mắc IBS cũng không thể tiêu hóa được đường lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm test hơi thở hydro để xác định xem trẻ có bị chứng không dung nạp lactose hay không.
Trong quá trình kiểm tra này, trẻ được cho uống một dung dịch chứa nước pha với lactose và thổi vào một cái túi giống như quả bóng bay mỗi nửa giờ trong khoảng hai giờ. Hơi thở sau đó được kiểm tra sự hiện diện của hydro, được tạo ra khi vi khuẩn trong ruột già lên men đường lactose khó tiêu hóa.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bác sĩ có thể khuyên cha mẹ nên cho trẻ tiêu thụ các sản phẩm từ sữa không chứa lactose để giảm số lượng hoặc mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tiêu hóa. Xét nghiệm test hơi thở hydro cũng có thể giúp phát hiện sự phát triển quá mức của vi khuẩn tại ruột non (SIBO), một tình trạng có liên quan đến IBS.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Thực phẩm nên ăn khi mắc Hội chứng ruột kích thích IBS
Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có tỷ lệ lo âu, trầm cảm cao
5 dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích IBS
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Yhocvn.net (Lược dịch theo nyulangone)
Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…
Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…