Ngoại khoa

Chăm sóc sau phẫu thuật cắt cụt chi: mục đích điều trị và các bài tập

Mục tiêu chính là để phục hồi vết mổ nhanh chóng và phục hồi chi còn lại

Những tiến bộ trên nhiều lĩnh vực y khoa đã đưa cắt cụt thành một chuyên khoa lớn: các kỹ thuật tạo hình cơ, xương, những hiểu biết các nguyên tắc sinh cơ học trong vận động cơ thể, xương con người, những tìm tòi sáng tạo các loại chi giả mới cùng với sự đo lường khả năng tiêu hao sức lực khi dùng chi giả của người bệnh.

Thuật ngữ mức độ cắt cụt mô tả vị trí phần cơ thể được cắt cụt. Mức độ cắt cụt được bác sĩ xác định trước khi tiến hành phẫu thuật và dựa trên lý do thực hiện việc cắt cụt. Trong trường hợp có sự can thiệp đã được dự tính, thường có một bác sĩ chỉnh hình tư vấn để xác định mức độ cắt cụt nào là phù hợp nhất cho việc lắp chân tay giả sau này.

Ngay sau khi phẫu thuật, sự phục hồi của bệnh nhân và sự phục hồi của phần chi còn lại là những điều cần quan tâm nhất. Cả hai đều quan trọng cho nên bệnh nhân có thể bất đầu với quá trình phục hồi chức năng và một bộ phận giả sẽ được lắp cho bệnh nhân. Yhocvn.net xin nêu ra các vấn đề mà bệnh nhân cắt cụt chi thường quan tâm như việc chăm sóc phần chi cụt thế nào, mục đích điều trị và việc tập luyện cần thực hiện như thế nào cho đúng….

Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân bằng nhiều cách khác nhau trước khi phẫu thuật cắt cụt chi

+ Với bác sĩ

Trước khi phẫu thuật cắt cụt chi, bác sĩ cần giải thích với bệnh nhân về những gì sẽ diễn ra trong quá trình phẫu thuật. Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ những vấn đề mà họ quan tâm để giải tỏa tâm lý cho ạ.

+ Nói chuyện với những người bị cụt chi khác

Chúng tôi khuyên bệnh nhân nên nói chuyện với những người đã trải qua phẫu thuật cắt cụt và có bệnh lý tương tự như bệnh nhân. Việc nói chuyện với người đã trải qua phẫu thuật cắt cụt đem lại lòng dũng cảm cho bệnh nhân. Bệnh nhân không đơn độc. Thật tốt nếu nghe người khác nói về cách họ đang giải quyết một tình huống, và nói về những thay đổi tương tự một cách tích cực mà họ đã trải qua trong cuộc đời họ. Trao đổi với nhau về những mẹo vặt, chẳng hạn như cách xử lý bộ phận giả hoặc các bài tập.

Điều gì chờ đợi bệnh nhân sau cuộc phẫu thuật cắt cụt?

Sau khi phẫu thuật cắt cụt, các tấm băng vết thương đặc biệt (hoặc các miếng băng bó) được sử dụng cho phần chi còn lại của bệnh nhân. Sự sưng tấy ban đầu của mô phần chi còn lại là điều bình thường sau phẫu thuật. Chúng ta có thể ngăn chặn bằng cách nén chặt lên toàn bộ bề mặt mỏm cụt.

Hàng loạt các kỹ thuật điều trị bằng phương pháp ép được sử dụng: phần chi còn lại được bọc trong băng dán đàn hồi, vớ tạo áp lực được sử dụng hoặc dùng băng dán silicon được chế tạo sẵn hay còn được biết đến như là bao mỏm cụt silicone.

Mục tiêu chính là để phục hồi vết mổ nhanh chóng và chuẩn bị phần chi còn lại cho bộ phận giả sắp đến của bệnh nhân.

Giai đoạn đầu sau khi phẫu thuật tập trung lên ba mục đích điều trị: Bệnh nhân gần như không còn cảm thấy đau nữa, phần chi còn lại của bệnh nhân phải có khả năng chịu lực và đạt được khả năng di chuyển tối ưu về mọi hướng.

Để đạt được tất cả những điều đó, điều cần thiết là phải có bác sĩ và nhà vật lý trị liệu cho bệnh nhân biết một vài điều quan trọng sau khi phẫu thuật: Nằm theo vị trí chính xác trên giường để các cơ bắp và khớp nối gần với phần chi còn lại nhất không bị co ngắn hay xơ cứng, các bài luyện tập thở đều đặn và luyện tập chuyển động và di chuyển nhẹ. Những số đo này nhằm bảo đảm rằng bệnh nhân nhanh chóng phù hợp với một bộ phận giả mà không có rắc rối, để bệnh nhân có thể tiếp tục di chuyển và năng động.

Thiết lập vị trí chính xác

Ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ gần như không thể nằm yên một chỗ trong một khoảng thời gian dài, cũng như không thể xoay mình trên giường của chính bệnh nhân. Do đó bệnh nhân nên nhờ đội ngũ y tá giúp bệnh nhân thay đổi vị trí nằm nhiều lần trong ngày. Việc thay đổi vị trí này quan trọng vì nó bảo đảm rằng bệnh nhân không bị đau và cũng ngăn ngừa hình thành các vết thương do áp lực gây ra. Một tư thế cơ thể chính xác cũng cần thiết cho việc di chuyển của bệnh nhân.

Phục hồi vết thương của phần chi còn lại

Sau khi hết thuốc mê và bệnh nhân tỉnh lại, chân của bệnh nhân thường sẽ được băng bó gồm một tấm băng quấn hoặc bó bột với một ống nhỏ thòng ra ngoài. Ống này đã được cắm vào vết thương trong quá trình phẫu thuật để thải chất lỏng và máu từ vết thương. Với vai trò là ống dẫn, nó được tháo bỏ khi vết thương phục hồi.

Trong hầu hết các trường hợp, vết thương do phẫu thuật cắt cụt phục hồi lại trong khoảng ba đến bốn tuần và vết sẹo được hình thành. Nhưng thậm chí khi mà vết sẹo trông từ bên ngoài có vẻ lành lặn tốt và từ lúc này trở đi màu của mô sẹo chỉ thay đổi chút ít, quá trình lành sẹo hoàn toàn diễn ra lâu hơn nhiều. Cần khoảng một năm rưỡi để vết thương hoàn toàn phục hồi bên dưới bề mặt da.

Sự chăm sóc cẩn thận (đều trị bằng phương pháp ép và các loại kem) trong thời gian này là cực kỳ quan trọng nhằm bảo đảm mô sẹo giữ được sự mềm dẻo dễ uốn cong đồng thời trở nên đàn hồi. Điều đó là cần thiết khi mang bộ phận giả.

Nén phần chi còn lại ban đầu

Sự sưng tấy ban đầu của mô phần chi còn lại là điều bình thường sau phẫu thuật. Sự sưng tấy này (sưng nề) là một phản ứng thông thường từ phẫu thuật. Nó thường lặn xuống sau khoảng một tuần.

Ngay sau khi phẫu thuật, áp lực được trải rộng trên bề mặt của phần chi còn lại nhờ các băng dán đàn hồi, vớ thun giãn hoặc các thiết bị hỗ trợ y tế khác. Mục đích của việc điều trị bằng phương pháp ép là để giảm sưng nề ở phần chi còn lại và tối ưu hóa phần chi này để phù hợp với bộ phận giả sau này. Điều này là quan trọng, bởi vì sự sưng nề rõ rệt sẽ trì hoãn việc phục hồi vết thương và nó cũng làm cho vết thương lâu định hình hơn để có thể lắp bộ phận giả. Việc nén chặt cũng thúc đẩy tuần hoàn trong phần chi còn lại. Điều này giúp giảm đau và tăng cường sự phục hồi cho vết thẹo.

Loại hình chăm sóc phần chi còn lại nào là phù hợp nhất với bệnh nhân – băng đàn hồi, vớ thun giãn hoặc bọc mỏm cụt silicon – tùy vào công nghệ phẫu thuật, mức độ cắt cụt, điều kiện vết thương và kinh nghiệm cá nhân của đội ngũ điều trị của bệnh nhân. Phương pháp tốt nhất dành cho bệnh nhân đã được chọn.

Bài tập chuyển động

Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho cơ thể bệnh nhân sẵn sàng với các bước điều trị tiếp theo, rất cần thiết phài có các bài tập giúp tăng cường hệ thống cơ bắp của thân trên, cánh tay và chân. Hãy để cho nhà vật lý trị liệu của bệnh nhân giới thiệu các bài tập chuyển động giúp đẩy nhanh sự phục hồi của bệnh nhân và cũng giúp luyện tập tốt nhất cho các khớp gần vùng phẫu thuật cắt cụt. Các bài tập có thể được thực hành với những quả cân nhẹ và đai trị liệu, từ vị trí nằm, ngồi hoặc đứng. Phần chi còn lại cũng sẽ nằm trong các bài tập.

Các bài tập chuyển động này ngăn ngừa sự xơ cứng của các cơ và khớp. Bệnh nhân cũng cần phải làm quen với các hình mẫu chuyển động vốn ban đầu không quen thuộc với phần chân bị phẫu thuật cắt cụt. Chuyên gia vật lý trị liệu cần phải cho bệnh nhân biết các bài tập và xác nhận rằng bệnh nhân đang hoàn thành các bài tập một cách chính xác. Họ có thể cho bệnh nhân lời khuyên về những bài tập phù hợp vào thời gian tương ứng.

Tập di chuyển

Bây giờ bệnh nhân có thể luyện tập khả năng di chuyển. Ngồi dậy một mình trên giường và di chuyển sang xe lăn có thể khó khăn đối với bệnh nhân vào lúc đầu. Nhưng bệnh nhân sẽ nhanh chóng làm chủ điều này qua vài sự luyện tập. Một lần nữa các chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân. Thường thì có dây đai và tay nắm trên giường để hỗ trợ bệnh nhân. Bệnh nhân cũng sẽ nhanh chóng ngồi dậy trong lần đầu tiên. Nhưng bởi vì bị mất đi sự cân bằng trọng lượng quen thuộc của phần chi đã phẫu thuật cắt cụt, trước hết bệnh nhân cần phải sẵn sàng cho những vấn đề về giữ thăng bằng. Một người đi bộ hoặc những hỗ trợ tập đi khác giúp giữ thăng bằng sau phẫu thuật cắt cụt chân.

Yhocvn.net

Bài cùng chủ đề:

Phục hồi chức năng mỏm cụt chi dưới theo BYT

Phục hồi chức năng mỏm cụt chi trên theo BYT

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago