Categories: Mẹ và bé

Chăm con cùng Minh Hà: Khi nào cần đưa trẻ sốt đi viện?

Minh Hà cho biết, chị được các bác sĩ chỉ dẫn 5 bước cần làm để hạ sốt nhanh cho trẻ. Khi bé sốt trên 39 độ C, giảm nhiệt độ không thành, mẹ cần đưa đi khám gấp.

Minh Hà (bà xã ca sĩ Lý Hải) tiếp tục chia sẻ với độc giả của Zing.vn một số bí quyết trong cách xử lý khi trẻ bị sốt, quấy khóc và bỏ ăn.

Xác định nguyên nhân sốt của trẻ

Khi bé sốt, các mẹ nên đi khám xem nguyên nhân là gì? Các bé nhà Hà chưa bao giờ sốt do mọc răng. Lần nào đưa các bé bị sốt đi khám, bác sĩ đều kết luận do viêm họng.

Trẻ em cũng như người lớn, khi mệt trong người, sẽ ăn không ngon. Những lúc bé không thích ăn, Hà thường cho bé bú nhiều hơn và cho bé ăn những món khoái khẩu. Lúc này, mẹ không nhất thiết phải cho bé ăn theo đúng cữ cháo, cơm như ngày thường, miễn có cho bé ăn để không bị mất sức.

Ảnh minh họa.

5 bước để hạ sốt nhanh cho trẻ

Được bác sĩ hướng dẫn, Hà thường làm theo 5 bước sau:

1. Mặc đồ mỏng, thoáng mát cho bé.

2. Cho bé nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ trong phòng bằng máy lạnh hoặc quạt khoảng 26-27 độ C

3. Trẻ sốt trên 38,5 độ C, mẹ cần cho trẻ uống thuốc.

Khi sốt dưới 39 độ C: Dùng khăm ấm lau hạ sốt cho bé. Lau liên tục đến khi hạ sốt. Cặp nhiệt độ thấy nóng phải lau tiếp. Tuyệt đối không dung nước lạnh hoặc các loại nước khác như giấm, cồn… lau cho bé.

Khi sốt trên 39 độ C, có thể tắm cho bé bằng nước ấm (37-37,5 độ C), xối nước ấm từ trên đầu xuống khoảng 5 phút. Phải tắm nơi kín gió và lau thật khô người cho bé khi tắm xong.

4. Cho bé uống nhiều nước.

5. Khi bé sốt trên 39 độ C mà lau người, tắm không hạ, mẹ cần đưa bé đi khám gấp. Tuy nhiên, mẹ cần cho uống hoặc nhét thuốc hạ sốt cho hạ sốt rồi mới đưa đi.

Cách phòng bệnh tai mũi họng, sốt khi giao mùa

Để tăng sức đề kháng, phòng chống các bệnh về đường tai mũi họng, ho, sốt khi giao mùa, mẹ cho bé ăn nhiều hoa quả, uống nước cam, chanh mỗi ngày để bổ sung vitamin cho cơ thể.

Ngoài ra, mỗi ngày, mẹ đều xịt mũi cho bé lớn 1-2 lần và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho bé nhỏ 1-2 lần. Việc này hạn chế được viêm mũi họng đáng kể.

Kể cả khi bé mới bị sổ mũi, mẹ xịt mũi bằng nước biển sâu liên tục cho bé và hút mũi thật sạch, sau vài hôm, bé sẽ tự khỏi, không cần phải uống thêm thuốc.

Buổi tối, khi đi ngủ, mẹ xoa dầu vào lòng bàn chân và đi tất cho bé.

Lưu ý, cha mẹ cần vệ sinh phòng ốc sạch sẽ. Khi bé ở nhiệt độ thường vào phòng máy lạnh, nên để bé đứng ở cửa cho quen nhiệt độ, tránh để bé bị nhiễm lạnh đột ngột. Đeo kính, khẩu trang, đội mũ cho bé khi đi xe máy.

Lưu ý cách dùng máy lạnh, quạt

Trời nóng bức, bé liên tục ra mồ hôi, quấy khóc, khó chịu, các mẹ có thể giảm nhiệt độ trong phòng bằng máy lạnh hoặc quạt. Tuy nhiên, mẹ không quay quạt trực tiếp vào người trẻ và thường xuyên lau mồ hôi, kết hợp với việc mặc đồ thoáng mát cho bé.

adminyhoc

Recent Posts

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

2 hours ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

2 hours ago

Tiêu thụ nhiều muối gây tổn thương gan

Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…

3 hours ago

Công nghệ sinh học giải độc cho gan

Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…

1 day ago

Bí quyết giải độc gan từ các loại cây thảo dược

Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…

1 day ago

Da mặt chuyển vàng dấu hiệu gan nhiễm mỡ

Sắc mặt và âm lượng giọng nói phản ánh sức khoẻ của mỗi người. Người…

1 day ago