Khi biết con trẻ của mình bắt nạt bạn ở trường học cha mẹ nên làm thế nào để con hiểu, để con ngừng việc bắt nạt bạn. Thay gì đòn roi hay quát mắng cha mẹ hãy làm theo những cách sau đây con trẻ sẽ thay đổi rất nhiều.
Sẽ rất khó khăn để cha mẹ tin rằng con mình là người chuyên môn đi bắt nạt, “khủng bố” bạn bè cúng lớp. Nhưng sau khi nhìn thẳng vào sự thật các bậc cha mẹ cần phải thật bình tĩnh để giải quyết gốc rễ của vấn đề thay vì cố chấp bênh vực hành động của con hay đòn roi, quát mắng, lạnh nhạt với con.
Cùng trò chuyện với con tìm hiểu nguyên nhân
Luôn có nhiều cánh để nhìn nhận vấn đề các bậc cha mẹ hãy cùng ngồi với con trẻ trò chuyện cùng con trẻ. Mặc dù sự thật là con bạn đã bắt nạt bạn bè ở trường học nhưng hãy thử lắng nghe câu chuyện của con để hiểu rõ hơn ngọn nguồn của câu chuyện và hiểu được động cơ khiến con có các hành vi sai trái, bắt nạt bạn bè.
Cùng con thảo luận về điểm sai
Hãy cùng con trẻ làm rõ vấn đề quan tọng nhất là “Tại sao con bạn lại hành động sai trái? Ví dụ nếu con đã xô ngã một bạn gái trong lớp khiến bạn bị ngã chảy máu, thì con bạn làm như vậy để trả thù hay để trêu chọc? “Nạn nhân” của con trước đó đã làm gì và điều đó có xứng đáng với việc con bắt nạt hay không?
Hãy thúc đẩy suy nghĩ của con thông qua trải nghiệm thực tế
Nhiều cha mẹ rất băn khoăn khong biết nên làm thế nào để con hiểu và để con ngừng việc bắt nạt bạn. Cha mẹ hãy không thèm để đến con, nói với con là “Con ở đây mẹ thấy rất phiền, mau đi ra chỗ khác”. Và tất nhiên con sẽ rất bất ngờ. Khi con đã thử trải nghiệm cảm giác đó, người mẹ hỏi: “Bây giờ con cảm tấy thế nào? Từ giờ mẹ cứ như thế thì con thấy sao? Con muốn mẹ làm thế nào?”.
Khi cha mẹ hỏi những câu hỏi như vậy sẽ thúc đẩy con tự suy nghĩ, xem bản thân mình đã cảm thấy thế nào khi bị mẹ nói như thế, và sau đó người mẹ nên nói với con: “Mẹ xin lỗi vì đã làm thế với con. Nhưng mà mẹ nghĩ con thông minh như thế, nhất định sẽ hiểu bị người khác phớt lờ thật khó chịu đúng không?” Cách này khiến con biết được hành động bắt nạt bạn ở trường là điều đáng buồn và nhận ra hành vi sai của mình
Chỉ ra hành động phù hợp
Sau khi cùng thảo luận về điểm sai hãy phẫn tích cho con hiểu rằng hành vi bắt nạt của con hoàn toàn không phải sự lựa chọn tối ưu. Việc làm bạn bị thương thậm chí có thể khiến con gặp rắc rối như thế nào và trong mọi trường hợp thì luôn có nhiều phương án khác nhau cho cùng một vấn đề.
Xin lỗi
Hãy dạy con bạn cần phải học cách nói lời xin lỗi sau khi đã làm việc sai. Cha mẹ có thể cùng con viết một lá thư xin lỗi hoặc trực tiếp nói lời xin lỗi đến bạn bè bị con bắt nạt.
Ví dụ, con có thể nói: “Chào bạn, mình xin lỗi vì đã đẩy bạn. Mình chỉ không thích cách bạn trêu đùa mình. Nhưng mình hoàn toàn không nên xô bạn ngã”.
“Đừng làm những điều mà bản thân nếu bị làm cũng sẽ không thích”, hoặc nói rõ ràng “Không được là không được”. Tuy nhiên, nếu chỉ nói với con những điều như thế, con sẽ khó mà tiếp thu. Hãy thử hỏi con “Con nghĩ bạn kia cảm thấy như thế nào khi bị bắt nạt?” và cho con cơ hội tự đặt mình là người bạn đó và suy nghĩ. Nếu thử làm thế mà con vẫn không thay đổi thì có lẽ con đã không thử đặt mình vào tình huống đó.
Thay vì đòn roi, quát mắng, tức giận khi biết con trẻ bắt nạt bạn ở trường các bậc cha mẹ hãy áp dụng những cách trên đây sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ và giúp con trẻ hiểu được nhiều điều bổ ích.
Yhocvn.net/TH
Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…
Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…