Categories: Tin tức y học

Cây râu mèo trị sỏi thận

Cây râu mèo còn gọi là cây bông bạc, thuộc họ Bạc hà có tên khoa học là Orthosiphon stamineus.

 

Cây râu mèo có khả năng hỗ trợ trị nhiều bệnh.

Cây râu mèo là vị thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết, sốt cao… Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hóa (Vĩnh Lộc), Hà Nội (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hòa), Ninh Thuận. Tuy trồng nhiều nhưng do nhu cầu sử dụng cao nên theo thông tin từ Viện Dược liệu, hằng năm nước ta phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc và Campuchia để điều chế thuốc.

Theo nghiên cứu của y học Ấn Độ, râu mèo rất có ích cho điều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng thúc đẩy sự bài tiết Acid uric và muối Urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng tạo sỏi thận.

Cây râu mèo còn giúp hạ huyết áp, giảm tần số hô hấp: Trên động vật thí nghiệm, chất methylripariochromene A (MRC), chiết xuất từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng hạ huyết áp do tác dụng giãn mạch, giảm hậu tải của tim và lợi tiểu. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo được dùng bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2-4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó, bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp.

Trong quá trình sử dụng, cây râu mèo có thể dùng riêng hoặc được phối hợp với các vị thuốc khác để hỗ trợ trị bệnh.

Một số bài thuốc hay từ cây râu mèo:

– Bài thuốc trị sỏi thận, sỏi tiết niệu: Ngày dùng 15-40g dạng thuốc sắc, hãm. Có thể nấu cao lỏng. Thường uống luôn trong 8 ngày, lại nghỉ 2-4 ngày.

– Bài thuốc trị bệnh thấp khớp và gút: Liều dùng 5-12g lá hãm với nước sôi, chia làm 2 lần uống trước khi ăn cơm 15-30 phút. Nên uống lúc dịch hãm còn nóng, hoặc sắc nước uống.

– Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường: râu mèo tươi 50g, khổ qua (dây, lá, quả non, tươi) 50g, cây mắc cỡ (sao vàng) 6g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước sắc còn 250ml, uống trong ngày, dùng liên tục 1 tháng, sau đó kiểm tra lại lượng đường trong máu.

– Bài thuốc trị tiểu tiện không thông (tiểu buốt, rắt): râu mèo 40g, thài lài trắng 30g, rửa sạch cho 750ml nước, đun nhỏ lửa thêm 6g hoạt thạch, uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ngừng thuốc.

– Bài thuốc trị tiểu ra sỏi, tiểu ra máu và tiểu buốt: râu mèo 40g, thài là trắng 30g, Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5-7 ngày.

– Bài thuốc trị viêm đường tiểu: râu mèo, thài lài, chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống. Dùng trong một tuần lễ.

– Bài thuốc trị viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột: râu mèo 40g, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi vị 30g. Sắc nước uống. Dùng 3 tuần nghỉ 1 tuần.

– Bài thuốc trị viêm thận phù thũng: râu mèo, mã đề, bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi vị 30g sắc uống. Chú ý phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh của y học hiện đại đủ liều theo phác đồ.

– Bài thuốc trị thận dương suy kém kèm theo hiện tượng bụng dưới đau tức: râu mèo 16g, mã đề 20g, rễ tranh 12g, tô mộc 12g, rễ cỏ xước 16g, rễ cây ruột gà 12g. Dược liệu khô, sắc với nửa lít nước 150-200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.

– Bài thuốc trị viêm gan siêu vi, bệnh hoàng đản, da dẻ xanh xao vàng bủng, táo bón kinh niên: râu mèo30g, cỏ lưỡi rắn 30g, cây chó đẻ 30g, atisô 20g, cỏ mực 30g. Dược liệu khô thêm 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong vài ba tháng.

– Bài thuốc trị táo bón kéo dài: bông bạc khô 30g, cỏ lưỡi rắn 30g, cây chó đẻ 30g, atisô 20g, cỏ mực 30g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong 1 tháng.

Với liều lượng thông thường, cây râu mèo không thấy có tác dụng gây độc cấp tính. Tuy nhiên, do tác động lợi tiểu của râu mèo nên khi dùng thường xuyên và lâu dài râu mèo với liều cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Theo NTD

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

22 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

23 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago