Nhóm nghiên cứu tại ETH Zurich, Đức đã tạo ra các mô cấy bằng cách sử dụng tế bào da người biến đổi gene. Những tế bào này sẽ phát hiện mức độ tăng canxi trong cơ thể – đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự xuất hiện của khối u. Sau khi được cấy ghép vào da, những mô cấy này khi phát hiện khối u hình thành sẽ tạo ra melanin – sắc tố tự nhiên làm tối da – khiến miếng da cấy ghép có hình dạng như một nốt ruồi hoặc một hình xăm nhỏ. Điều này giúp cảnh báo người được cấy ghép rằng khối u đang hình thành trong cơ thể.
Kỹ thuật mới này chỉ hoạt động trên các bệnh nhân ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, đại tràng vì chúng thường tạo ra các chất phá vỡ xương, từ đó làm mức canxi tăng lên. Cho đến nay, các mô cấy này mới được thử nghiệm trên da chuột bị ung thư đại tràng, ung thư vú. Thử nghiệm trên những con chuột được tiêm các loại ung thư làm tăng lượng canxi nhưng miếng vá da được cấy trên cơ thể chuột không chuyển sang màu sẫm ở những con chuột bị ung thư không tạo ra các chất phá xương gây tăng mức canxi trong cơ thể. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Science Translational Medicine.
Quốc Tuấn
(theo Health)
Nguồn: SKĐS
Gai cột sống là căn bệnh tiến triển âm thầm không rõ các triệu chứng…
Bệnh gout còn gọi là thống phong thường được người dân ví von là bệnh…
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, hư hại theo thời…
Đối với những người ở độ tuổi trung niên, việc lựa chọn loại hình thể…
Ở tuổi 50 sau khi trải qua hai phần ba cuộc đời với nỗi lo…
Bệnh rối loạn chuyển hóa có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện…