Tiêu hóa

Cảnh báo da đỏ coi chừng mắc bệnh đường ruột

Bệnh lý đường ruột xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau phổ biến do vi khuẩn, virus hoạt động gây viêm, do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, do tác dụng phụ của thuốc… Những căn bệnh về đường ruột gồm hội chứng ruột kích thích, viêm ruột mạn tính, viêm đại tràng trực tràng máu, bệnh celiac, tắc ruột, No duplicate đường ruột … trong đó da đỏ là một trong những vấn đề về da phổ biến liên quan đến bệnh đường ruột, đây là một phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn đường ruột.

Hệ thống tiêu hóa có cấu tạo gồm các cơ quan miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Ngoài ra, gan, tuyến tụy, túi mật cũng phối hợp hoạt động để giúp chuyển hoá thức ăn thành các chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Những triệu chứng khi mắc bệnh đường ruột gồm chướng bụng, đầy hơi, táo bón, buồn nôn, nôn mửa, sút cân, suy nhược cơ thể, ăn không ngon…Ngoài những nguyên nhân đặc trưng dễ nhận thấy trên, đỏ da cũng là dấu hiệu để nhận biết khi mắc bệnh đường ruột tuy nhiên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh về da liễu khác.

Chứng đỏ da liên quan đến bệnh đường ruột kèm theo các cục mềm, màu hơi đỏ, thường xuất hiện trên ống chân, có thể trông giống như vết bầm tím và một số triệu chứng giống cúm như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức khắp cơ thể.. Các dấu hiệu đặc trưng trên có xu hướng nổi lên khi bệnh bùng phát và biến mất sau khi điều trị.

Đỏ ra thông thường khác đỏ da bệnh lý là không gây ngứa, không gây sốt, đau nhức cơ thể, không nổi u cục…do đó đối với các trường hợp khi thấy sắc da đỏ bất thường ngoài nguyên nhân khách quan về thời tiết, khí hậu, uống bia rượu…kèm theo các khối u cục người dân cần đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.

Để bảo vệ đường ruột luôn khoẻ mạnh, các chuyên gia khuyến cáo

Ăn đa dạng các loại thức ăn

Bổ sung các thực phẩm lên men như sữa chua, dưa bắp cải, kim chi…

Bổ sung nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh

Hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp

Ăn chậm nhai kỹ

Tập trung khi ăn, không nói chuyện, xem tivi, điện thoại

Cung cấp đủ lượng nước cần thiết từ 1,5 đến 2 lít/người/ngày

Duy trì các hoạt động thể chất

Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress

Test thở hydro, tầm soát sức khoẻ đường ruột theo định kỳ…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hướng dẫn khi làm test hơi thở Hydrogen, Methane chẩn đoán SIBO

Xét nghiệm hơi thở hydro và hội chứng ruột kích thích (IBS)

Test hơi thở Hydrogen chẩn đoán vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non (SIBO)

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

SIBO và IBS: Phân biệt và Chẩn đoán với Trợ giúp của Chuyên gia và Xét nghiệm Hơi thở Hiện đại

Hội chứng ruột kích thích (IBS) đôi khi bị nhầm lẫn với tình trạng tăng…

9 hours ago

Bật mí cách nạp collagen tự nhiên cho da rất hiệu quả

Da căng mướt tự nhiên hãy thử áp dụng các cách nạp collagen tự nhiên…

15 hours ago

Các loại rau củ chứa penicillin cao nên ăn nhiều

Những loại rau củ dưới đây không chỉ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất…

1 day ago

Ưu điểm của bấm huyệt trong điều trị đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng khuyết tật ở người…

2 days ago

Những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Theo báo cáo thống kê của Bộ Y Tế, tỷ lệ bệnh nhân tai biến…

3 days ago

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ trước 30 ngày

Theo báo cáo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), Việt Nam…

3 days ago